Phép tu từ điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ trong văn học

Điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ là gì? Trong chương trình văn học ở phổ thông chúng ta đã được học điệp ngữ lớp 7 và các phép tu từ khác. Vậy phép tu từ điệp ngữ là gì? Tác dụng và cách sử dụng điệp ngữ như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây để nắm được những kiến thức cơ bản liên quan nhé.

Điệp ngữ là gì?

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 đã định nghĩa điệp ngữ là biện pháp tu từ trong đó có 1 từ hoặc cụm từ được sử dụng lặp đi lặp lại trong một câu, một đoạn văn hoặc đoạn thơ nào đó nhằm mục đích nhấn mạnh, gây chú ý, nhấn mạnh, liệt kê hay khẳng định…

điệp ngữ là gì

Điệp ngữ là gì? Điệp từ nghĩa là gì?

Ví dụ điệp ngữ: 

“Anh đi tìm em rất lâu, rất lâu

Thương em, thương em, thương em biết mấy” 

(Bài thơ Phạm Tiến Duật)

Hai câu thơ trên sử dụng điệp ngữ “rất lâu” và “thương em” với mục đích làm tăng sự da diết và tăng nỗi nhớ nhung gấp nhiều lần.

Các dạng điệp ngữ thường thấy

Hiện nay có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ quãng, điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi điệp ngữ vòng. Mỗi dạng điệp ngữ sẽ các hình thức khác nhau được thể hiện như sau:

Điệp ngữ cách quãng

Dạng điệp ngữ này là hình thức một từ , một cụm từ lặp đi lặp lại một cách ngắt quãng, không có sự liên tiếp thông thường.

Ví dụ điệp ngữ cách quãng:

Nghe xao động nắng trưa hè

Nghe bàn chân đang đỡ mỏi

Nghe gọi về với tuổi thơ

Cách điệp ngữ ngắt quãng trong câu thơ trên là các cụm từ nghe xao, nghe bàn, nghe gọi được lặp lại ngắt quãng cách xa nhau

Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Hình thức lặp lại một từ, cụm từ của điệp ngữ chuyển tiếp sẽ nằm ở cuối câu trên và lặp lại ở đầu câu dưới. Mục đích giúp câu thơ hay câu văn trở nên liền mạch hơn, dễ hiểu hơn về mặt ngữ nghĩa. Hình thức điệp ngữ chuyển tiếp này thường được sử dụng trong các câu thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

điệp ngữ là gì

Các dạng điệp ngữ được học trong ngữ văn lớp 7

Ví dụ điệp ngữ nối tiếp:

Cùng trông mà lại chẳng thấy

Thấy xanh xanh xa những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

(Thơ – Đoàn Thị Điểm)

Trong câu thơ này các điệp ngữ nối tiếp là thấy – thấy, ngàn dâu – ngàn dâu. Những từ ở cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau. Mục đích nhằm tạo cảm giác trùng điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đâu còn là một phép ẩn dụ về sự trống trải với nỗi nhớ chồng vô tận của người chinh phụ đó.

Điệp ngữ nối tiếp

Là điệp ngữ được lặp đi lặp lại với từ hoặc cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Ví dụ điệp từ nối tiếp:

Trông trời trông đất trông mây

Trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm.

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

(Ca dao Việt Nam)

Trong câu ca dao trên từ “Trông” được lặp lại liên tiếp trong các câu kế tiếp nhau. Với mục đích nhằm nhấn mạnh sự phụ thuộc của người làm nông thời xưa vào thời tiết.

Tác dụng của điệp ngữ khi sử dụng là gì?

Ngoài những câu hỏi về phép tu từ điệp ngữ là gì trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của điệp ngữ như thế nào?

Thứ 1: Tạo sự nhấn mạnh, gợi hình ảnh

Điệp ngữ là một phép tu từ được sử dụng rất phổ biến đặc biệt là trong văn chương giúp các nhân vật được nói đến khắc họa rõ hình ảnh, nhấn mạnh tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

Sử dụng điệp ngữ cũng giúp người đọc sẽ hình dung ra những hình ảnh được nhắc đến trong đoạn thơ, câu văn…

Ví dụ điệp ngữ gợi hình ảnh:

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” hay “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” trong đó từ “dốc” và từ “ngàn” gợi lên hình ảnh đồi núi hiểm trở, trùng điệp.

Ví dụ nhấn mạnh tình cảm:

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu, rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình, thủy chung.

Trong đoạn thơ này từ “Nhớ” là điệp từ và được lặp lại 3 lần nhằm mục đích nhấn mạnh nỗi nhỡ của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ, những con người đã từng gặp trước đây.

tác dụng của điệp ngữ

Tác dụng của điệp ngữ là gì? Điệp từ trong câu văn, thơ được sử dụng ý nghĩa gì?

Thứ 2: Tác dụng tạo sự liệt kê

Việc lặp từ tạo điệp ngữ trong bài nhiều lần có tác dụng liệt kê giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự vật.

Ví dụ:

Còn trời, còn nước, còn non

Còn cô bán rượu anh còn say sưa

Điệp từ “còn” được lặp lại nhiều lần có tác dụng liệt kê, nhằm gắn kết các sự vật lại với nhau. Từ đó để diễn đạt tình cảm của tác giả đối với cô bán rượu.

Thứ 3: Tác dụng tạo sự khẳng định

Ví dụ 1: 

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Trong đoạn thơ này điệp từ được lặp lại là một cụm từ nhằm khẳng định vẻ đẹp nhẹ nhàng, thuần túy của bông hoa sen.

Ví dụ 2:

Hoa phượng không phải là một đóa, cũng không phải vài cành, phượng ở đây là cả một loạt, cả một không gian, cả một góc trời đỏ rực…

Trong đoạn văn này từ điệp ngữ “cả một” được sử dụng nhiều lần nhằm khẳng định vẻ đẹp của loài hoa phượng nhiều vô kể, không đếm xuể…

Một số lưu ý khi sử dụng điệp ngữ

Phép tu từ điệp ngữ thường được sử dụng phổ biến trong văn chương giúp tác giả khắc họa nên những cảm xúc, những hình ảnh rõ nét nhất. Giúp người đọc có thể cảm nhận được những gì mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý tránh lạm dụng quá nhiều điệp ngữ trong đoạn văn hay thơ. 

Khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ cần phải xác định các mục đích sử dụng rõ ràng. Không nên sử dụng quá mức gây sự rườm rà, câu văn, đoạn thơ tối nghĩa, người đọc sẽ cảm thấy nhàm chán.

Nên sử dụng thêm và kết hợp với các biện pháp tu từ khác như: biện pháp ẩn dụ, so sánh, hoán dụ…Nhưng sử dụng có chọn lọc cũng không nên dùng quá nhiều hay lạm dụng để tạo điểm nhấn nhưng lại không phù hợp gây phản cảm cho người đọc.

>>> Bài viết tham khảo: Yep là gì? Sử dụng từ “yep” như thế nào mới đúng?

Tóm lại điệp ngữ là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học và đời sống của chúng ta. Như vậy với những kiến thức về điệp ngữ lớp 7 trên đây mà chúng tôi đã chia sẻ. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ về điệp ngữ là gìtác dụng của điệp ngữ để sử dụng chính xác hơn nhé!