Thành phần gia đình là gì? Viết thành phần gia đình như thế nào?

Thành phần gia đình là gì? Cách ghi thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Trong một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh thì thành phần gia đình là nội dung không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ và giải đáp chi tiết những cách viết phần mục này để bạn có thể tham khảo và viết sơ yếu lý lịch chuẩn xác nhé!

Thành phần gia đình là gì?

Thành phần gia đình nghĩa là gì? Trong một bản sơ yếu lý lịch phần điền thông tin tự thuật thành phần gia đình là một mục nằm trong phần khai báo thông tin, kê khai cá nhân. Trong đó, mục thành phần gia đình đã khiến nhiều người băn khoăn không biết nên điền như thế nào cho đúng. 

thành phần gia đình là gì

Thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch nghĩa là gì?

Trước khi điền các mục này bạn cần phải hiểu rõ thành phần gia đình là gì? Tại sao lại có các mục điền thông tin xuất thân vào bảng này? Trong thành phần gia đình có kê khai và nêu rõ các thông tin về từng thành viên trong gia đình như bố mẹ đẻ, tuổi, nghề nghiệp cụ thể, tình trạng hôn nhân… 

Thành phần gia đình trong bản sơ yếu lý lịch (SYLL) sẽ cần được trình bày và ghi đầy đủ các thông tin như: thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình, nhằm xác định gia đình bạn thuộc tầng lớp nào trong xã hội. 

Các loại thành phần gia đình trong SYLL bao gồm các thành phần như: cố nông, bần nông, phú nông, trung nông, địa chủ, công chức, dân nghèo, viên chức, tiểu tư sản, tiểu thương, tiểu chủ, tư sản,… Tùy theo hoàn cảnh gia đình của bạn nếu có hãy điền vào các mục này. 

Tầm quan trọng mục “thành phần gia đình” trong sơ yếu lý lịch

Để xác định chính xác thành phần trong gia đình bạn cần hiểu được thành phần gia đình là một thông tin có liên quan đến bối cảnh phát triển trong môi trường nào đó. Hay có thể hiểu đơn giản là xuất thân liên quan đến hoàn cảnh gia đình của người viết sơ yếu lý lịch. Cụ thể hơn thành phần gia đình ở đây chính là việc tìm và xác định bạn sẽ thuộc thành phần, tầng lớp nào trong xã hội.

Trong phần tự thuật sơ yếu lý lịch thành phần gia đình được trình bày là “Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất”. Đây là khoảng thời gian năm 1953 cho đến năm 1956 khi đó đất nước ta đang trong giai đoạn giành được quyền quyết định riêng, thoát khỏi chế độ tư bản xâm lược. Từ đó có cuộc cải cách về ruộng đất được ra đời nhằm xóa bỏ những bất công vẫn còn sót lại của chế động phong kiến lạc hậu bấy giờ. Bản chất của việc này chính là xóa bỏ đi tàn dư của phong kiến lạc hậu, xóa bỏ chế độ phân chia giai cấp của nông dân và địa chủ trước đó.

Vì vậy, đây là một giai đoạn có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam. Đây cũng là một trong những dấu mốc lịch sử đáng tự hào của nhân dân ta đánh dấu cho vị trí và sự xuất hiện của tầng lớp nhân dân. Do đó, khi điền thông tin thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch bạn cần phải căn cứ những dữ liệu trong giai đoạn này để viết cho chuẩn xác nhé.

Bật mí cách viết mục “thành phần gia đình” chi tiết

Trước khi viết mục thành phần gia đình trong SYLL bạn cần phải tìm hiểu những quy định mà pháp luật nước ta đã đề ra. Trong các mục này hãy xác định bản thân và gia đình đang thuộc vào thành phần nào, căn cứ theo các cấp bậc thành phần để ghi cho chính xác. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch để bạn tham khảo và nắm rõ.

thành phần gia đình là gì

Cách viết chi tiết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch đơn giản

Xác định tên thành phần gia đình như thế nào?

Để biết chính xác mình thuộc thành phần gia đình nào, tầng lớp nào có nguồn gốc xuất thân chính xác nhất. Bạn cần nắm rõ các đặc điểm, khái niệm về các tầng lớp phổ biến trong xã hội Việt Nam. 

– Thành phần cố nông: đây là thành phần vô sản thuộc tầng lớp người nông dân nghèo khổ không có ruộng đất, không có công cụ sản xuất. Họ kiếm sống bằng cách đi làm thuê, làm mướn.

– Thành phần bần nông: Tầng lớp bần nông là những người nghèo khổ sống trong chế độ cũ. Cuộc sống của thành phần bần nông có thể tốt hơn so với thành phần cố nông vì họ có một chút ruộng đất nhỏ. Thế nhưng, những người thuộc tầng lớp này vẫn phải đi làm thuê cho địa chủ hoặc làm lính canh, làm mướn để duy trì cuộc sống. 

– Thành phần trung nông: Đây là những nông dân ít bị bóc lột, có tài sản riêng, có thể tự do lao động để sinh sống. 

– Thành phần phú nông (hay địa chủ): những người thuộc thành phần này có ruộng đất nhưng họ ít phải lao động kiếm tiền mà thường mướn người khác cày bừa thuê. 

– Thành phần công chức, viên chức: là những người được làm trong các cơ quan nhà nước thông qua hình thức tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào các vị trí, chức danh trong các cơ quan của nhà nước.

– Thành phần dân nghèo: là những người thuộc tầng lớp nông dân nghèo khó, đói kém, ít hoặc không có của cải, vật chất.

– Thành phần tiểu thương, tiểu chủ, tư sản, thành phần tiểu tư sản…là những người dân có của cải lao động kiếm sống qua buôn bán nhỏ lẻ.  

Thời nay, những thành phần như phú nông, trung nông, địa chủ… không còn xuất hiện nữa mà thay vào đó là các thành phần khác như công chức, viên chức, tư bản…

Đối với những bản sơ yếu lý lịch của các cán bộ đảng viên, công chức, bộ đội… sẽ có những đặc thù riêng. Vì vậy, yêu cầu người khai phải ghi vào trong các mục thông tin kê khai nghiêm túc để các cơ quan tiếp nhận có thể xác định được thành phần gia đình và bản thân có phải là công chức, viên chức như thông tin kê khai không?

thành phần gia đình là gì

Xác định các thành phần gia đình liên quan để điền chính xác bản sơ yếu lý lịch

Trong thông tin kê khai của bản SYLL không chỉ có liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến người thân trong gia đình, họ tộc. Tùy theo mỗi yêu cầu cụ thể người kê khai cần xác định các yếu tố liên quan để khai chính xác. Thông thường các thông tin này sẽ liên quan đến hoàn cảnh xuất thân gia đình, họ tộc và thường được điều tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn và theo quy định của mỗi cơ quan.

Cách viết thành phần gia đình chi tiết trong sơ yếu lý lịch

Như vậy với những thông tin về các đặc điểm giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội của thời điểm cải cách ruộng đất. Đối với việc viết thành phần gia đình trong tầng lớp xã hội nào đó cũng trở nên đơn giản hơn và dễ hơn.

Khi đã xác định chính xác mình thuộc thành phần nào trong xã hội bạn chỉ cần viết đúng tên thành phần của gia đình vào SYLL. Chẳng hạn nếu bạn thuộc thành phần gia đình công chức, viên chức thì khi viết SYLL chỉ cần ghi ngắn gọn là công chức. Bạn cũng sẽ không phải chứng minh gia đình mình thuộc thành phần công chức mà chỉ cần liệt kê rõ ràng vào bản sơ yếu lý lịch là đủ. 

Khi mua những bộ sơ yếu lý lịch bán sẵn bên ngoài từ các bộ hồ sơ xin việc mỗi loại hồ sơ sẽ có các mục thành phần gia đình ghi theo các cách khác nhau. Có loại hồ sơ sẽ ghi phần danh mục gia đình sau cải cách ruộng đất hoặc cải tạo công nghiệp. Nhưng về mặt chung thì 2 cách viết này được hiểu là một và bạn chỉ cần điền đúng tên tầng lớp xuất thân của mình chính xác là được. 

Lưu ý khi viết thành phần gia đình trong SYLL

Khi viết các thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch bạn cần phải chú ý những điều sau:

– Khi viết không xóa và sửa, ghi sai tên thành phần gia đình. Nếu chẳng may viết sai không nên dùng bút tẩy, bút xóa mà hãy viết lại một tờ khác để thể hiện sự chỉn chu chuyên nghiệp của bạn. 

– Tuyệt đối không ghi lẫn lộn, ghi sai các thành phần nội dung khác vào thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch.  Bạn có thể ghi nội dung phần này là tên của bố mẹ hoặc tên của những người thân trong gia đình bạn. Cần hiểu đúng về từng phần trong giai cấp phân chia tầng lớp xã hội để ghi nội dung cho chuẩn và chính xác.

– Tránh lỗi chính tả khi viết: Nội dung viết các thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch cần ngắn gọn và chỉ trong khoảng 2 chữ. Nhưng cũng khó tránh khỏi những trường hợp mắc lỗi sai chính tả. Nên khi viết cần phải viết cẩn thận, có thể viết chậm để tránh gặp phải tình trạng sai về chính tả nhé!

Một số lưu ý khi viết thành phần gia đình trong sơ yếu lý lịch đặc thù

lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch đặc thù theo từng ngành và sẽ có cách viết khác theo yêu cầu

Khác với sơ yếu lý lịch thông thường đối với một số bản sơ yếu lý lịch kê khai dành cho những đối tượng đặc thù như: Đảng viên, công chức nhà nước, bộ đội, công an…Đây là những đối tượng được yêu cầu cực kỳ chặt chẽ và nghiêm túc trong việc kê khai các thông tin không chỉ liên quan đến những người thân mà còn có họ hàng thân cận. 

Tùy theo từng yêu cầu cụ thể mà người kê khai cần phải xác định các yếu tố thuộc thành phần gia đình. Bao gồm: ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột, vợ/chồng nếu đã kết hôn…Những thông tin về bối cảnh gia đình, hoàn cảnh xuất thân của những người thuộc nhóm này sẽ cần phải điều tra kỹ càng với những mục đích vì sự an toàn và bảo mật của tổ chức có liên quan.

>>> Bài viết tham khảo: Chuột sợ mùi gì? Làm cách nào để đuổi chuột ra khỏi nhà

Tóm lại qua bài viết này về thành phần gia đình là gì trong sơ yếu lý lịch chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của phần mục trên. Hy vọng với những thông tin mà bài viết mang lại sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết rõ hơn về thành phần gia đình nghĩa là gì và cách viết trong sơ yếu lý lịch chuẩn nhất.