Trêu hay chêu là từ viết đúng chính tả? Cách phân biệt “trêu hay chêu”

Trêu hay chêu là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn đối với người dùng tiếng Việt. Bởi ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, cũng như cách phát âm khá tương đồng nên dẫn tới tình trạng mắc phải lỗi sai chính tả trong cách sử dụng. Vậy chêu hay trêu là đúng chính tả nhất. Để tìm được đáp án chính xác hãy theo dõi bài viết dưới đây của thapgiainhiettashin.com.vn nhé!

Trêu hay chêu từ nào đúng chính tả trong tiếng Việt?

Trêu và chêu xảy ra hiện tượng nhầm lẫn là do có sự khác biệt về cách phát âm vùng miền. Ở một số nơi điển hình như khu vực phía Bắc nước ta thường sử dụng chêu, còn một số nơi lại dùng trêu. Tuy nhiên, chêu hay trêu được sử dụng trong giao tiếp hay trong văn viết đúng chính tả là “trêu”.

trêu hay chêu

Chêu hay trêu là từ viết đúng chính tả trong tiếng Việt

Trong từ điển tiếng Việt không hề có sự xuất hiện của từ “chêu” và từ này cũng không mang theo ý nghĩa nào. Từ “chêu” thực chất chỉ là một từ phát âm sai của một vùng miền nào đó. 

Trêu là gì? Trêu là một động từ, một hành động, cử chỉ nào đó làm cho người khác cảm thấy bực mình, xấu hổ hay có thể làm người bị trêu trở nên vui vẻ hơn. Đó là những hành động, những trò đùa tinh nghịch hay những lời châm chọc trêu ghẹo.

Ví dụ: 

– Mai rất thích trêu trẻ con.

– Anh ấy luôn thích trêu đùa tôi mọi lúc, mọi nơi.

– Đang ngồi chơi game Tiến bị bạn trêu ghẹo dọa ma làm hắn giật nảy mình. 

Như vậy, có thể thấy trong trường hợp trêu hay chêu là đúng với những lý giải và ví dụ trên ta có thể kết luận “trêu” là đúng chính tả còn “chêu” là sai. Bạn có thể phát âm sai khi sử dụng 2 từ này nhưng khi sử dụng trong văn viết không thể thay thế chêu bằng trêu được.

Các trường hợp thường hay nhầm lẫn Trêu và chêu

Dưới đây là một số trường hợp thường gặp khi sử dụng nhầm lẫn, sai chính tả. Cụ thể:

Trêu chọc hay chêu chọc

Trong 2 từ chêu chọc hay trêu chọc từ đúng chính tả là trêu chọc. Trêu chọc là một hành động làm cho người khác cảm thấy tức giận hoặc khiêu khích khiến người khác vui vẻ. 

trêu hay chêu

Trêu chọc hay chêu chọc, trêu đùa hay chêu đùa là đúng chính tả

Ví dụ: Yến thường xuyên bị bạn bè trêu chọc nhưng cô ấy không quan tâm đến họ.

Cho đến nay trong từ điển tiếng Việt, chêu chọc không có trong từ điển. Do đó, chêu chọc là một từ sai chính tả và không có ý nghĩa gì. 

Chêu đùa hay trêu đùa

Trong 2 từ trêu đùa và chêu đùa từ đúng chính tả là trêu đùa, còn chêu đùa là từ sai chính tả. Trêu đùa là hành động đùa giỡn khiến người khác có thể trở nên vui vẻ hơn hoặc bực tức thêm.

Ví dụ: Trong lớp Nam thường trêu đùa các bạn nữ bàn trên.

Trêu ghẹo hay chêu ghẹo

Trêu ghẹo là hành động đùa vui hoặc để tán tỉnh ai đó. 

Ví dụ: Trong lớp Tâm chỉ thích trêu ghẹo, trò chuyện với Ly.

Trêu ghẹo và chêu ghẹo trường hợp đúng chính tả là trêu ghẹo còn chêu gheo sai chính tả và không mang ý nghĩa nào.

Trêu ngươi và chêu ngươi

Trêu ngươi là hành động cố ý làm người khác cảm thấy bực bội. Còn chêu ghẹo là một từ vô nghĩa không có trong từ điển tiếng Việt.

Ví dụ: Đứa em gái duy nhất trong nhà thường hay trêu ngươi tôi trước mặt bố mẹ.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai chính tả trêu và chêu

Nguyên nhân gây nên sự nhầm lẫn trong khi sử dụng trêu và chêu là do việc phân biệt “tr” và “ch” đã gây khó khăn đối với một số người. Thông thường, ở một số vùng khác nhau, chủ yếu ở miền Bắc trong khi giao tiếp nhiều người gặp khó khăn khi phát âm chính xác. Người ta thường sử dụng “chêu” phổ biến thay vì sử dụng “trêu”. Do đó, gây nhầm lẫn dẫn đến vấn đề không biết chính xác sử dụng chêu hay trêu là đúng chính tả. 

trêu hay chêu

Nguyên nhân gây ra lỗi sai chính tả do thói quen từ cách phát âm

Trong ngữ âm của phương ngữ của miền Bắc, hệ thống phụ âm đầu sẽ gồm 20 âm vị. Nhưng lại không có sự phân biệt giữa s/x, r/d/gi, tr/ch. Nên người miền Bắc khi phát âm đa số sẽ phát âm những từ có phụ âm đầu là “tr” thành “ch” trong đó cụ thể là chêu thành trêu. Hay một số trường hợp khác như trâu thành châu, trinh thành chinh, trà thành chà…Theo thống kê, phương ngữ miền Bắc có khoảng 575 âm tiết có tr hoặc ch có vấn đề trong quá trình sử dụng dẫn đến sai chính tả.

Hơn nữa, trong quá trình học tiếng người ta thường học ngôn ngữ nghe trước khi nói, ít tiếp xúc với mặt chữ. Tiếng Việt lại là một chữ viết ghi âm với quy tắc chính tả thuần túy về mặt ngữ âm học. Nên việc phát âm thường xuyên thành từ “chêu” sẽ hình thành thói quen khó sửa. Đây cũng là một trong các nguyên nhân viết sai chính tả.

Cách khắc phục lỗi chính tả sử dụng trêu hay chêu

Việc khắc phục chêu hay trêu dùng đúng chính tả đối với một số người khá khó khăn. Vì thói quen sử dụng ngôn ngữ đã được hình thành từ lâu, tạo thói quen khó sửa. Tuy nhiên vẫn có những giải pháp sửa sai nếu bạn thật sự kiên trì thực hiện.

Nếu trong quá trình sử dụng từ ngữ, gặp khó khăn với bất cứ từ nào có chêu và trêu. Bạn nên xem lại ngay từ điển tiếng Việt, rồi xác định kết quả chính xác và lưu ý ghi nhớ lại mặt chữ, luyện lại cách phát âm sao cho chuẩn nhất. Luyện tập hàng ngày, lặp đi lặp lại nhiều lần, sau này sẽ tạo nên thói quen và ghi nhớ không còn lặp lại lỗi sai này nữa.

Ngoài ra, bạn nên rèn luyện thói quen đọc: sách, báo, tài liệu, truyện chữ…để trau dồi và làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt của mình. Khi gặp phải bất cứ tình huống nào trong giao tiếp hay xử lý văn bản, đọc viết. Bạn có thể hoàn toàn tự tin sử dụng đúng từ trêu hơn và không còn sợ sai chính tả với từ chêu nữa.

Quy tắc sử dụng âm “tr” và “ch” đúng chính tả

Viết sai chính tả với 2 âm “tr” và “ch” là chuyện khá phổ biến trong tiếng Việt. Vì thế để khắc phục tình trạng này bạn nên nắm vững và tuân thủ theo một số quy tắc, luật chính tả về 2 âm “tr” “ch” dưới đây.

– Đi với các nguyên âm “oa, oă, oe, uê”, âm “ch” thường đứng trước.

Ví dụ: choáng váng, choáng ngợp, dế choắt, loắt choắt, chí chóe, chích chòe,…

– Những từ Hán Việt mang thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu là “tr”.

quy tắc viết chính tả

Quy tắc chính tả cần nắm vững để không mắc lỗi khi sử dụng

Ví dụ: 

+ “tr” với thanh nặng: trịnh trọng, trạm xá, trục xuất, trụ sợ, vũ trụ, tình trạng…

+ “tr” đi với thanh huyền: trường học, truyền hình, truyền thống, phong trào, trường kỳ….

– Các đại từ chỉ quan hệ được sử dụng với người thân trong gia đình có âm đầu là “ch”.

Ví dụ: chị, cháu, chồng, cha, chú….

– Các danh từ hoa quả, trái cây, đồ ăn, danh từ chỉ đồ vật trong nhà bắt đầu bằng “ch”.

Ví dụ:

+ Từ chỉ đồ vật: chổi, chiếu, chảo, chõng, chăn, chén…

+ Từ hoa quả: chanh, chuối, chôm chôm,…

+ Từ món ăn: chè, cháo, chả, nước chấm…

– Các động từ chỉ hoạt động sẽ đi với âm “ch”.

Ví dụ: chạy, chặt, chẻ, chà, chơi…

– Các từ có ý nghĩa phủ định đi với âm đầu là “ch”.

Ví dụ: chẳng phải, chưa, chẳng phải, chớ…

– Đối với từ láy thì cả “tr” và “ch” đều có âm láy đầu. Còn âm láy vần từ láy chỉ đi với “ch”.

Ví dụ: 

+ Láy âm đầu: chăm chỉ, tròn trĩnh, chông chênh, trăn trở…

+ Láy vần: chơi vơi, chán ngán, chênh vênh, chót vót, lưng chừng…

Sai chính tả gây ảnh hưởng gì không?

Thực chất, viết sai chính tả không quá xấu bởi điều này không gây ảnh hưởng hay làm hại đến ai. Nhưng đối với một số quốc gia, ngôn ngữ mang tính dân tộc cao, đặc trưng riêng của quốc gia đó. Nên việc sai chính tả là không nên, và tiếng Việt của nước ta khi sử dụng tốt nhất nên hạn chế tối đa chuyện này. 

Sai chính tả nếu không sửa mà tạo thành thói quen sẽ gián tiếp làm phá hoại sự trong sáng của tiếng Việt. Làm đảo lộn hệ thống ngôn ngữ chính thống khiến các thế hệ sau dễ bị ảnh hưởng, gây tác động xấu. Từ đó, hình thành nên những thói quen nói sai, viết sai cho thế hệ tương lai.

Đối với một số vùng miền phát âm sai chính tả là đặc trưng của họ. Bởi vì họ sẽ cảm thấy nói như vậy tạo sự gần gũi, thân thuộc hơn trong quá trình giao lưu, trò chuyện. Thế nhưng, khi giao tiếp với những nơi khác, ra khỏi vùng miền của mình không thể sử dụng ngôn ngữ địa phương để nói chuyện. Sẽ gây những hiểu nhầm, khó nghe, gây khó khăn trong quá trình giao tiếp. Vì vậy, phát âm chuẩn theo phổ thông là điều tất yếu mà mỗi người phải làm được khi sống trong mỗi quốc gia và sử dụng ngôn ngữ của đất nước đó.

>>> Bài viết tham khảo: Số chẵn – số lẻ là gì? Những điều thú vị về số chẵn và số lẻ

Trên đây là những chia sẻ về trêu hay chêu là đúng chính tả, cách phân biệt chêu hay trêu chi tiết. Và một số cách khắc phục, quy tắc sửa lỗi chính tả, cách dùng sao cho đúng với chính tả tiếng Việt. Hy vọng, với những thông tin kiến thức này sẽ giúp bạn nắm rõ cách dùng và phân biệt trêu và chêu. Nếu có bất cứ thắc mắc hay đóng góp ý kiến hãy để lại lời bình luận thapgiainhiettashin.com.vn sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất.