Động đất là gì? Những kỹ năng cần có khi xảy ra động đất

Động đất là gì? Nhắc đến động đất người ta thường nghĩ đến những th.ảm h.ọ.a, th.ên t.a.i có sức tàn phá khủng khiếp. Khi xuất hiện cường độ cao động đất có thể gây ra những cơn rung lắc địa chán làm p.h.á h.ủ.y cấu trúc vật chất, kéo theo những hậu quả đáng sợ khác. Vậy chúng ta cần trang bị những kỹ năng nào khi xảy ra động đất để bảo vệ bản thân. Theo dõi và khám phá thêm những kiến thức về động đất mà thapgiainhiettashin chia sẻ dưới đây nhé!

Động đất là gì?

Khái niệm động đất chính là sự rung lắc đột ngột của lớp vỏ Trái Đất theo từng đợt mạnh yếu khác nhau. Động đất được xác định bằng độ Richter để xác định cơn tàn phá động đất mạnh hay yếu. 

động đất là gì

Động đất là hiện tượng gì? Động đất có ng.uy hi.ểm không?

Một trận động đất đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, còn những trận động đất mạnh hơn, nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa khoảng 3 phút.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động đất

Có 3 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động đất là nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh và con người

Nguyên nhân nội sinh gây nên động đất

  • Do sạt lở trong các hang động ngầm dưới mặt đất gây nên hiện tượng động đất. Đất đá trượt, sạt lở với khối lượng lớn gây nên hiện tượng rung chuyển một vùng đất hẹp. Những trận động đất do nguyên nhân này chiếm 3% tổng số các trận động đất trên trái đất.
động đất là gì

Nguyên nhân nội sinh gây nên hiện tượng động đất

  • Do hoạt động của núi lửa: Động đất từ nguyên nhân này chủ yếu do các hoạt động phun trào bên trong núi lửa khiến động đất trong vùng có núi lửa bị rung động (chiếm khoảng 7% động đất trên thế giới).
  • Do kiến tạo đất gây ra (những trận động đất này chiếm 90% nguyên nhân gây ra động đất). Những hoạt động đứt gãy kiến tạo, chủ yếu là đứt gãy ở các vùng rìa ở thạch quyển trong quá trình vận động kiến tạo gây ra. Ngoài ra, còn có nguyên nhân là do hoạt động của macma xâm nhập vào lớp vỏ trái đất làm phá vỡ tình trạng cân bằng trước đó. Gây hiện tượng đứt vỡ xảy ra tình trạng động đất. Hơn nữa, quá trình kiến tạo này còn có sự biến đổi đá từ dạng tinh thể sang dạng khác gây nên hiện tượng co giãn thể tích đá trên diện rộng cũng là nguyên nhân gây ra động đất.

Nguyên nhân ngoại sinh gây động đất

Ngoại sinh là những tác động từ bên ngoài vào trái đất nguyên nhân do các mảnh thiên thạch đi vào và va chạm với trái đất.

Nguyên nhân do con người

Những trận động đất xảy ra do những biến đổi hoạt động làm thay đổi áp suất, cấu trúc bề mặt của lớp đất đá. Trong đó nguyên nhân gây ra những trận động đất do con người đó là thử hạt nhân, làm nổ nhân tạo bên dưới lòng đất…hoặc tác động lực lớn với áp suất cột nước tại các trạm hồ thủy điện, hồ chứa nước.

Mức độ ng.uy hi.ểm của động đất là gì?

Động đất là nguyên nhân của nhiều th.ảm h.ọ.a về thiên tai trong đó có só.ng th.ần. Khi xảy ra động đất dưới lòng đại dương tạo ra dư địa chấn khiến lượng lớn khối nước khổng lồ bị đẩy lên cao. Khi đó mấy trăm nghìn khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống tự do. Tạo nên đợt sóng lớn tràn trên khắp đại dương và đổ bộ vào đất liền tạo nên những cơn sóng thần gây nên những th.ảm h.ọ.a thiên nhiên.

Ngoài ra động đất từ còn khiến núi lửa hoạt động trở lại, thậm chí những núi lửa đã tắt từ lâu cũng có thể hoạt động trở lại do động đất. Do trong lòng đất tạo ra sự đứt gãy là cơ hội để macma phun trào.

Những hiện tượng này đã tạo nên những tai họa không ngừng. Những trận động đất cũng xảy ra bất ngờ không được báo trước và cũng không làm được gì để ngăn chặn nó. Cho nên tính chất của động đất là rất ng.uy hi.ểm không thể lường trước được hậu quả. Cách duy nhất để đối phó với hiện tượng này là tính cách làm sao để giảm đến mức tối đa thiệt hại thấp nhất.

Độ lớn của động đất là gì?

Độ lớn của động đất được kí hiệu là M và được gọi là độ Richter. Độ Richter là gì? Độ Richter chính là thước đo để biết cơn động đất xảy ra mạnh hay yếu. Độ Richter tương ứng với biên độ sóng địa chấn đo ở vị trí 100km cách tâm chấn cơn động đất tương ứng với logarit thập phân. Cụ thể dựa vào độ Richter để biết được một trận động đất mạnh hay yếu như sau:

Độ Richter

Độ Richter nghĩa là gì? độ lớn động đất là gì?

– M từ 1 – 2: độ richter này sẽ không nhận biết được.

-M từ 2 – 4: Có thể nhận biết nhưng độ lớn động đất này thường không gây thiệt hại

– M từ  4 – 5: độ richter ở mức này mặt đất rung chuyển ở gần sẽ nghe thấy tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể.

– M từ  5 – 6: có hiện tượng nhà cửa rung chuyển, một số công trình hạ tầng có hiện tượng nứt.

– M từ  6 – 7: mức độ richter này nhà cửa bị hư hại nhẹ.

– M từ  7 – 8: Động đất ở mức độ mạnh p.h.á h.ủ.y hầu hết các công trình xây dựng thông thường, trên mặt đất có vết nứt lớn hoặc lún sụt.

– M từ 8 – 9: độ richter mạnh khiến nhà cửa đổ nát, trên nền đất sẽ bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn trên núi kèm theo có sự thay đổi lớn về địa hình trên diện rộng.

– M trên 9: Rất hiếm khi xảy ra động đất ở mức này.

Vậy động đất thường xảy ra ở đâu? Có xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái Đất không? Với những trận động đất có độ richter > 7 sẽ không xảy ra ở khắp mọi nơi trên Trái đất mà chỉ xảy ra tập trung ở một vùng nhất định nào đó và được gọi là đới hoạt động địa cầu.

Tác hại của động đất ảnh hưởng như thế nào?

Động đất gây ra tác hại và hậu quả độ động đất gây ra ảnh hưởng lớn đến con người và thiên nhiên cụ thể:

– Động đất gây tác động trực tiếp đến vỏ trái đất làm rụng mặt đất gây hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các hạ tầng, gây hiện tượng sạt lở đất, lở tuyết. Ở mức độ nghiêm trọng hơn sẽ dựa vào cường độ và khoảng cách từ tâm chấn, các điều kiện và địa mạo ở nơi bị ảnh hưởng.

– Động đất mạnh gây ra hỏa hoạn bởi chúng làm rung động trong lòng đất khiến đường dây điện, đường ống khí dưới đất bị p.h.á h.ủ.y gây hiện tượng cháy nổ, hỏa hoạn.

– Những trận động đất trong lòng đại dương, dưới đáy biển gây lở đất, đứt gãy dưới đáy biển làm phát sinh hiện tượng sóng thần. Gây hiện tượng sóng lớn tràn từ đại dương vào đất liền gây bất ngờ và ng.uy hi.ểm không dự báo trước.

– Động đất xảy ra gây sự đứt gãy trong lòng đất đôi khi còn khiến núi lửa hoạt động, thậm chí cả những núi lửa đã từng bị tắt từ lâu cũng có thể hoạt động trở lại gây ng.uy hi.ểm cho con người khi vẫn còn sinh sống ở vùng đất này.

Những kỹ năng sinh tồn cần có khi xảy ra động đất

Có thể thấy động đất gây ra những hậu quả nghiêm trọng và khó tránh. Ngay cả khi bạn đang sống trong khu vực an toàn, không thường xuyên gặp phải động đất. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không phải đối mặt với những ng.uy hi.ểm này. 

Do đó, việc trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất là điều cần thiết. Dưới đây là những chia sẻ được tổng hợp từ các chuyên gia của Hội Chữ Thập đỏ các kỹ năng và giải pháp phòng chống thiệt hại từ động đất, giúp bạn an toàn và ứng phó tốt nhất nếu như động đất xảy ra.

động đất là gì

Kỹ năng sinh tồn cần biết khi xảy ra động đất phải nhớ

Những điều không nên làm khi động đất

– Tránh khu vực gần khung cửa vì đây là nơi ng.uy hi.ểm, khu vực không an toàn bởi cánh cửa, khung cửa có thể sẽ bị nứt, vỡ rơi va người gây ng.uy hi.ểm.

– Khi có động đất không chạy ra ngoài, nếu bạn đang ở trên tầng cao hơn so với tầng ở mặt đất. Bởi khi ra ngoài đi xuống qua thang máy hay qua cầu thang khi động đất xảy ra có thể gây ng.uy hi.ểm như: thang máy mất điện, đứt dây rơi xuống…

Những kỹ năng sinh tồn cần thiết khi xảy ra động đất

– Khi cảm thấy mặt đất rung động, lập tức di chuyển đến một bức tường phía bên ngoài. Bởi khi tòa nhà bị sập bạn có thể nhanh chóng được tìm thấy với đội cứu hộ bên ngoài.

– Đảm bảo rằng chỗ bạn đứng không có bất cứ vật gì có thể rơi vào người bạn như: tủ, thiết bị chiếu sáng, quạt, tranh ảnh…

– Nằm ngay xuống sát mặt sàn và tốt nhất nếu có hãy nằm dưới một ghế dài, dưới gầm giường hoặc dưới bàn làm việc. Nếu động đất mạnh xảy ra tủ, trần nhà…rơi xuống chiếc giường chiếc bàn đó sẽ giúp bạn gánh chịu đồ vật rơi đó. Khi đó bạn sẽ được an toàn.

– Nên nằm cuộn tròn và sử dụng cánh tay để ôm lấy đầu mình nhằm bảo vệ nơi dễ bị tổn thương và gặp ng.uy hi.ểm nhất.

Những lưu ý cần nhớ khi gặp động đất

– Nếu cảm thấy trận động đất không mạnh chỉ là rung chuyển nhẹ không thể gây sập nhà. Hãy nấp dưới gầm bàn là giải pháp nhanh và an toàn nhất. Tuy nhiên trong những trận động đất mạnh, nghiêm trọng hơn thì các bức tường, trần nhà có thể rơi xuống và chiếc bàn lại là vị trí không an toàn.

– Nếu bạn đang đi ngoài đường mà xảy ra động đất hãy tìm một không gian mở. Như vậy những bảng hiệu, dây điện, những đồ đạc bên ngoài sẽ không thể rơi xuống người bạn. 

– Nếu bạn đang ở vị trí trên cầu, hay trên cầu thang cần nhanh chóng rời khỏi vị trí ng.uy hi.ểm đó ngay lập tức.

>>> Bài viết tham khảo: Phép tu từ điệp ngữ là gì? Tác dụng của điệp ngữ

Trên đây là những thông tin về động đất là gì? nguyên nhân và những ng.uy hi.ểm của hiện tượng động đất gây ra. Bên cạnh đó là các kỹ năng sinh tồn cần có để bạn trang bị cho bản thân có thể an toàn khi xảy ra động đất.