Yên Tử ở đâu? Trải nghiệm không thể bỏ qua khi đi du lịch Yên Tử

Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu khám phá về Yên Tử ở đâu, chùa Yên Tử thờ ai?… hay có dự định đi tour du lịch Yên Tử Quảng Ninh nhưng vẫn chưa biết đường đi đến Yên Tử ở đâu, đi theo cung đường nào…Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những kinh nghiệm du lịch tự túc Yên Tử trong bài viết này nhé!

Yên Tử ở đâu? Yên Tử thuộc tỉnh nào?

Danh lam thắng cảnh Yên Tử là một trong những địa điểm nổi tiếng thuộc thành phố Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh. Chùa Yên Tử có rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau tập chung ở phía Tây của núi Yên Tử, là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều. Trên đỉnh núi thường có rất nhiều mây bao phủ quanh năm nên được gọi là Bạch Vân sơn.

Yên Tử nằm ở đâu? Yên Tử thuộc huyện nào?

Yên Tử nằm ở đâu? Yên Tử thuộc huyện nào?

Yên Tử không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa thiêng liêng, tâm linh mà còn là cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục. Tại đây có rất nhiều ngôi chùa, tháp cổ đã có từ rất lâu đời và chùa Yên Tử còn được biết đến là trung tâm Phật giáo của Việt Nam.

Chùa Yên Tử thờ ai?

Núi Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông đã tu hành và ở đây tạo lập ra ngôi chùa Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trên đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau như đền Trình, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực….

Mỗi năm khi du khách hành hương tới đây đều tưởng nhớ đến vị vua một thời của đất nước. Đây là vị vua đã bỏ ngôi đi tu, từ bỏ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước cầu phúc lành cho dân chúng.

Chùa Yên Tử cao bao nhiêu mét? Yên Tử bao nhiêu bậc?

Hiện nay chùa Yên Tử đã có cáp treo hiện đại dài khoảng 1km còn nếu bạn chọn đi theo cách truyền thống thì sẽ cần đi con đường dài 6km được gia cố từ hàng nghìn bậc đá xếp chắc chắn.

Chùa Yên Tử không chỉ là 1 chùa mà tập hợp nhiều chùa cổ, am, tháp… Vì vậy mỗi ngôi chùa sẽ có độ cao khác nhau. Chùa Yên Tử Quảng Ninh cao nhất là 1068m, là vị trí của chùa Đồng được khởi công xây dựng từ thời Hậu Lê. Ngôi chùa này được xây dựng và đúc hoàn toàn bằng đồng với chiều cao là 3m và rộng 12m. Tại đây đã đặt bức tượng đồng của  Phật Hoàng Trần Nhân Tông cao 15m, nặng 138 tấn vô cùng lớn để các du khách tới hành lễ.

Chùa Yên Tử có độ cao bao nhiêu mét? có bao nhiêu bậc?

Chùa Yên Tử có độ cao bao nhiêu mét? có bao nhiêu bậc?

Con đường dẫn lên vị trí tháp Tổ là nơi đặt mộ vua Trần Nhân Tông với chiều cao 10m, 6 tầng, 4 mặt tháp đều có tường vây, mỗi tầng được bao bọc bưởi một khối đá xanh vuông vức. Đi qua 136 bậc đá lên đến chùa Vân Tiêu ở độ cao khoảng 700m.

Khi đến đây bạn sẽ nhìn thấy cảnh sắc tươi đẹp, ngôi chùa như núp mình sau những áng mây, lúc ẩn lúc hiện. Vị trí thấp nhất đó là chùa Hoa Yên ở độ cao khoảng 535m.

Đây là một trong những ngôi chùa được xây lại mới hoàn toàn thay thế cho ngôi chùa cũ trước đó. Chùa được xây dựng lại theo phong cách kiến trúc thời Trần – Lê. Vì được thiết kế lại nên Hoa Yên có đầy đủ các khu vực để các sư trụ trì, tăng ni hành lễ.

Yên Tử có gì? Kinh nghiệm đi chùa Yên Tử Quảng Ninh

Hướng dẫn cách di chuyển tới Yên Tử

Nếu lần đầu tiên bạn đến Yên Tử bạn nên chú ý chọn địa điểm đến là Đông Yên Tử, Tây Yên Tử hay đi cả 2 nơi. Bởi Yên Tử được chia làm 2 khu vực rõ rệt nên bạn cần xác định trước hướng đi để tránh bị sai lịch trình nhé.

Đi bằng phương tiện cá nhân

Hướng dẫn đi Đông Yên Tử

Nếu bạn đi đến đây điểm đến của bạn sẽ là Chùa Trình Yên Tử. Đến Đông Yên Tử khá dễ đi, thích hợp với những bạn chưa quen với việc đi phượt xa bằng ô tô. Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn có thể chọn đường tới thành Phố Uông Bí, Quảng Ninh như đi cao tốc Hải Phòng – Hà Nội, QL 18.

Hướng dẫn đi Tây Yên Tử

Trên cung đường này điểm đến khám phá chính là Am Ngọa Vân. Chùa Ngọa Vân gần đây mới được xây mới với hệ thống cáp treo tiện lợi giúp cho hành trình khám phá của bạn dễ dàng hơn.

Đi phương tiện công cộng

Đi từ Hà Nội bạn có thể đi xe khách có các tuyến di chuyển đến cả 2 nơi Đông và Tây Yên Tử.

  • Nếu bạn đi chặng Tây Yên Tử: khi xe đến thị xã Đông Triều bạn có thể xuống xe khách và bắt taxi tới cáp treo Ngọa Vân.
  • Nếu bạn đi chặng Đông Yên Tử: hãy xuống xe khách ở địa điểm thành phố Uông Bí gần với chùa Trình, sau đó bắt xe taxi hoặc xe ôm đến bến xe Hạ Kiệu.

Cáp treo đi Yên Tử

Trải nghiệm cáp treo Yên Tử giúp bạn chiêm ngưỡng cảnh đẹp

Trải nghiệm cáp treo Yên Tử giúp bạn chiêm ngưỡng cảnh đẹp

Khi tới Yên Tử bạn có thể đi theo 2 cách: đi bộ hoặc đi cáp treo tùy theo nhu cầu, điều kiện sức khỏe cho phép. Lưu ý rằng hành trình leo Yên Tử tương đối mệt, cần có sức khỏe, nên nếu nhóm đồng hành với bạn có người già, trẻ em nên chọn đi cap treo để đảm bảo sức khỏe vẫn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp nơi đây.

Thời điểm nào đi du lịch ở Yên Tử?

Dựa vào kinh nghiệm từ những người đã từng đi phượt, đi tour du lịch Yên Tử bạn có thể đến đây bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất để đến Yên Tử là vào mùa xuân. Đây cũng được xem là mùa lễ hội ở Yên Tử.

Mùa xuân ở Yên Tử có rất nhiều mùa lễ hội diễn ra vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Lúc này bạn có thể đến tham gia rất nhiều lễ hội lớn tại đây và hành hương đến Yên Tử.

Ngoài dịp đầu năm bạn có thể đến Yên Tử vào thời điểm từ tháng 4 – 9. Bởi thời tiết ở đây vào thời điểm đó rất dễ chịu, mát mẻ. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm du lịch Yên Tử vào mùa đông thì nên mang theo áo khoác dày để tránh bị lạnh nhé.

=>>Tam Đảo ở đâu? Kinh nghiệm đi Tam Đảo tiết kiệm mà vẫn “chill”

Các địa điểm tham quan khi du lịch Yên Tử bạn không thể bỏ qua

Danh lam thắng cảnh Yên Tử là một quần thể kiến trúc có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó, chùa Yên Tử đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. Dưới đây là một số điểm tham quan bạn không thể bỏ qua khi đến nơi đây, tham khảo nhé!

Đông Yên Tử

Khu vực Đông Yên Tử gồm có các công trình chùa, am, tháp, các kiến trúc tôn giáo được xây dựng từ thời nhà Lý.

Chùa Trình

Chùa Trình hay còn có tên gọi khác là Chùa Bí Thượng, với quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất được xây dựng vào thời Hậu Lê. Đây cũng là Trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, đồng thời là địa điểm đầu tiên bạn sẽ đến khi lên Yên Tử.

Chùa Trình Yên Tử - cửa ngõ thiêng liêng, điểm đầu khi lên Yên Tử

Chùa Trình Yên Tử – cửa ngõ thiêng liêng, điểm đầu khi lên Yên Tử

Chùa Hoa Viên

Chùa Hoa Viên còn có tên gọi khác là Phù Vân, nằm ở độ cao 535m. Đây là chùa trung tâm mới được xây lại trong hệ thống chùa Yên Tử. Ngoài hai cái tên chính thức này, trong dân gian còn có các tên gọi thân thương khác như chùa Cả, chùa chính. Hiện tại chùa thờ tượng Phật theo cách thức thờ tự đặc trưng của các chùa miền Bắc Việt Nam.

Thiền viện Trúc lâm Yên Tử

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử hay còn gọi là chùa Lân nằm trong hệ thống quan trọng nhất chùa pháp Thiền phái Trúc Lâm. Nơi đây hiện đang được sử dụng làm nơi giảng đạo, độ tăng cho các cao ni, Phật tử.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử -  nơi giảng đạo cho Phật tử

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử –  nơi giảng đạo cho Phật tử

Chùa Giải Oan và Am Lò Rèn

Chùa Giải Oan nằm ngay trước dòng suối Giải Oan được xây dựng vào thời Trần. Bên trong chùa thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tam Tổ Trúc Lâm, Tổ Chùa. Ngay bên cạnh chùa Giải Oan là nơi điện thờ của thân mẫu và Quốc Trương người sinh ra Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Từ chùa Giải oan cách 800m là Am Lò Rèn, trước kia là nơi rèn đúc các dụng cụ phục vụ lao động phục vụ cho đời sống sinh hoạt của các Thiền sư và Phật tử nơi đây.

Chùa Đồng

Nằm tọa lọa trên đỉnh non thiêng liêng, là chốn thiên nhiên hùng vĩ, bao la được bao phủ bởi mây trắng cùng sương mù. Từ lúc vua Trần Nhân Tông lên đây tu hành nơi đâu chỉ là một hòn đá lớn hình vuông và được xem là đỉnh của núi Yên Tử, được lựa chọn là nơi thiền định. Về sau vào thời nhà Lê đã nhận được công đức của vợ chúa Trình nên xây dựng thành ngôi chùa với cảnh quan đẹp nhất ở Yên Tử.

Chùa Đồng Yên Tử linh thiêng - điểm đỉnh của núi Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử linh thiêng – điểm đỉnh của núi Yên Tử

Hình dáng chùa Đồng nhìn tựa như một đài sen ẩn hiện giữa biển mây. Trong chùa Đồng thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.

Đường Tùng

Đây là đoạn đường đi lên cõi Phật chỉ dài hơn trăm mét với đặc điểm độc đáo là 2 bên gồm có 2 hàng cây tùng cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm. Trên đoạn đường có nhiều hàng rễ đan thành lối đi chính, bạn sẽ có cảm giác được hòa mình với thiên nhiên với sự trong lành của trời đất.

Đường Tùng là một di sản vô cùng quý giá, là nơi chứng tích lịch sử, biểu tượng văn hóa của sự sống, tình yêu, tôn trọng và hòa hợp thiên nhiên. Đây là giá trị cốt lõi của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.

Tây Yên Tử

Quần thể khu di tích ở Tây Yên Tử là khu di tích nhà Trần vào thời Đông Triều. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc của thời Trần nổi tiếng là các lăng mộ, chùa, đền, am…Một số địa điểm tiêu biểu đó là:

Am Ngọa Vân

Đây là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành và đắc đạo, và được xem là thánh địa của Thiền Phái Trúc Lâm. Tại đây vua Trần Nhân Tông đã tu sửa  nơi này để tu thiền, về sau các tu sĩ cũng tiếp nối nhau và hoàn thiện dần từ đó đặt tên là Am Ngọa Vân. Ngày nay, Ngọa Vân đã trở thành một quần thể chùa – am với các công trình kiến trúc đặc sắc.

Am Ngọa Vân nơi tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Am Ngọa Vân nơi tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Đền An Sinh

Được xây dựng từ thời Hậu Lệ – thời Nguyễn đây là nơi đặt các lăng mộ hoàng đế thời Trần. Cổng đền có những hàng nhãn cổ thụ khiến cảnh quan nơi đây có phần cổ kính và trang nghiêm.

Chùa Quỳnh Lâm

Ngôi chùa này có từ năm 1317 làm chủ Phật giáo, trở thành một trung tâm đào tạo lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Nằm ở một ngọn đồi tương đối thấp theo hướng vòng cung kéo từ bên phía Yên Tử xuống được che chở bởi rừng núi. Ngôi chùa như một viên ngọc quý nằm giữa chốn núi rừng nên được đặt tên là Quỳnh Lâm. Đến với chùa Quỳnh Lâm bạn sẽ được khám phá những điều hay, rất nhiều nét độc đáo ở Phật Giáo.

Chùa Hồ Thiên

Là một trong những nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam vào thời phong kiến. Chùa được xây dựng với lối kiến trúc mang giá trị nghiên cứu lịch sử – văn hóa dân tộc. Nằm ở độ cao 600m về phía nam của núi Phật Sơn, nên bạn có thể chiêm ngưỡng và bắt trọn được toàn cảnh nơi đây.

Chùa Hồ Thiên - ngôi cổ tự tháp 7 tầng tâm linh nổi tiếng

Chùa Hồ Thiên – ngôi cổ tự tháp 7 tầng tâm linh nổi tiếng

Lăng Tự Phúc

Đây là nơi được nhiều du khách đến dâng hương bởi nơi đây thờ hai vị vua đó là vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Lăng Tự Phúc được đặt với cái tên vô cùng ý nghĩa và là nơi mang lại những điều tốt lành cho tất cả mọi người.

=>> Đền Kiếp Bạc ở đâu? Đền Kiếp Bạc thờ những ai [Tổng hơp] Thông tin cần biết

Đi Yên Tử nên mua gì về làm quà?

Yên Tử được xem là nơi đất tổ của Phật Giáo Việt Nam, là một trong những địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài những cảnh đẹp cổ kính, hoang sơ, những nét hấp dẫn riêng thì ở đây còn có những món ăn đặc sản.

Măng trúc tươi Yên Tử

Măng trúc tươi được coi là món quà mà thiên nhiên dành tặng cho vùng đất thiêng Yên Tử này. Đã đến Yên Tử hầu như ai cũng biết món măng trúc nổi tiếng nơi đây. Măng trúc thường bé, thon dài, giòn, mềm, ngọt đặc trưng, thích hợp để chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau.

Măng trúc tươi - món ăn đặc sản Yên Tử

Măng trúc tươi – món ăn đặc sản Yên Tử

Rượu mơ Yên Tử

Là một đặc sản của địa phương được nhiều du khách lựa chọn về làm quà cho người thân. Rượu được làm theo cách rượu gạo truyền thống ngâm cùng với mơ tươi trồng tại rừng Yên Tử. Rượu mơ mang theo một hương vị đặc trưng chua ngọt dễ chịu, mang đậm tính dân dã khiến bao vị khách xứ lạ quyến luyến.

Rau Dớn

Rau dớn là một đặc sản độc đáo của vùng núi rừng Yên Tử. Rau dớn thuộc họ nhà dương xỉ có vị ngọt mát, lá xanh mượt, hơi nhớt. Loại rau này có quanh năm nhưng ngon nhất là vào mùa mưa. Khi đó cây rau đủ nước, ngọn cây mọng, mập mạp, non tơ. Rau có thể chế biến thành các món ăn khác nhau và có thể chế biến ăn kèm với thịt cá cũng rất hợp vị.

Bánh tài lồng ệp

Bánh tài lồng ệp hay còn có tên gọi khác như bánh cấu, tài nồng ệp, tày nồng ệp, bánh tổ là một đặc sản của người Sán Dìu. Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng món bánh lạ tai này được chế biến khá cầu kỳ và phải làm qua nhiều công đoạn. Bánh tài lồng ệp có màu vàng nâu, được phủ thêm một lớp vừng lạc nhìn trông rất ngon mắt.

Chả mực Quảng Ninh

Chả mực Quảng Ninh được xếp vào hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam. Món chả mực được đánh giá ngon là mực tươi phải được giã bằng tay để có độ nhuyễn vừa đủ. Vì vậy, khi ăn chả mực Quảng Ninh, bạn sẽ cảm nhận được độ giòn sần sật, đồ ngọt của mực.

Chả Mực Quảng Ninh nằm trong top những món ăn đặc sản của Việt Nam

Chả Mực Quảng Ninh nằm trong top những món ăn đặc sản của Việt Nam

Mật ong rừng Yên Tử

Mật ong luôn là thức uống bổ dưỡng cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Đây cũng là món quà mà nhiều người đi du lịch Yên Tử thường mua về làm quà. Mật ong hoa rừng Yên Tử được coi là loại thượng hạng trong các loại mật ong.

Lưu ý khi đi du lịch Yên Tử

  • Nếu có ý định đi leo núi, bạn nên chọn cho mình những đôi giày thể thao êm ái, đặc biệt nếu có thể nên sử dụng các loại giày có chống trơn trượt.
  • Yên Tử nằm trong khu vực núi cao nên khá ẩm và lạnh, nên mang theo áo khoác bằng gió mỏng nhẹ, hay khăn choàng, găng tay để giữ ấm.
  • Mang theo nước uống bên người để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bạn nếu bạn có ý định đi khám phá chùa Yên Tử theo đường bộ.
  • Bảo vệ tài sản của mình cẩn thận trộm cắp, đặc biệt khi vào mùa lễ hội Yên Tử có lượng du khách tham quan rất đông.

Trên đây là những thông tin về Yên Tử ở đâu, chùa Yên Tử thờ ai và những kinh nghiệm khi đi du lịch nơi đây mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích cho chuyến đi hành hương của mình. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đi du lịch đến Yên Tử nhé!