Bên cạnh tháp giải nhiệt, dàn ngưng tụ giải nhiệt gió cũng được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hiện nay để làm mát cho nhà xưởng, các tòa nhà lớn,… Tuy nhiên, phần đông người dùng đều chưa thực sự hiểu rõ về thiết bị này để có thể lựa chọn, sử dụng và bảo trì đúng cách.
Thấu hiểu thực tế này, trong bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với quý khách những thông tin xoay quanh dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí. Hy vọng nhờ vậy quý khách sẽ có thể sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả.
Bạn nên xem: Đặc điểm các loại tháp giải nhiệt vuông Liang Chi
Các loại dàn ngưng giải nhiệt gió trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại dành ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí là: dàn ngưng đối lưu tự nhiên và dàn ngưng đối lưu cưỡng bức.
– Dàn ngưng đối lưu tự nhiên: là loại dàn ngưng sử dụng trong các thiết bị nhỏ, ví dụ như tủ lạnh. Dàn ngưng đối lưu cũng có cấu tạo đa dạng như: dạng ống xoắn (có cánh là các sợi dây thép được hàn vuông góc với các ống xoắn – có hiệu quả trao đổi nhiệt không cao), dạng tấm (gồm các tấm kim loại sử dụng làm cánh tản nhiệt, trên tấm kim loại có đính ống xoắn bằng đồng) và dạng panel (gồm 2 tấm nhôm dày khoảng 1,5mm được tạo rãnh để môi chất làm lạnh chuyển động tuần hoàn).
– Dàn ngưng đối lưu cưỡng bức: là loại dàn ngưng tụ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và các ngành công nghiệp. Cấu tạo của dàn ngưng đối lưu cưỡng bức gồm 1 ống trao đổi nhiệt bằng thép hoặc đồng có cánh nhôm hoặc sắt bao bên ngoài. Khi hoạt động, không khí được quạt thổi sẽ chuyển động ngang bên ngoài dàn ống, mang lại hiệu quả giải nhiệt vượt trội.
Ưu, nhược điểm của dàn ngưng tụ giải nhiệt gió
Ưu điểm của dàn ngưng là không sử dụng nước, không dùng tháp giải nhiệt cooling tower nên có chi phí vận hành thấp, phù hợp với những khu vực dân cư đông đúc không có nguồn nước dồi dào. Bên cạnh đó, dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí còn có thể lắp đặt được ở nhiều vị trí trong nhà máy như đặt trên nóc nhà hoặc treo tường, rất tiện lợi và tránh gây ảnh hưởng tới xung quanh. Đặc biệt, so với các thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước thì dàn ngưng giải nhiệt gió ít bị ăn mòn, hỏng hóc sau một thời gian đưa vào sử dụng.
Nhược điểm của dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí là có kết cấu khá cồng kềnh nên chỉ thích hợp với những hệ thống làm mát có công suất nhỏ và trung bình. Ngoài ra, hiệu quả giải nhiệt của thiết bị cũng bị phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí hậu. Ví dụ những ngày nhiệt độ môi trường tăng cao, ví dụ nhiệt độ ngoài trời là khoảng 45ºC dẫn tới áp suất ngưng tụ lên rất cao thì hệ thống thường không thể hoạt động vì rơ le áp suất tự động ngắt mạch. Đây là hạn chế lớn nhất của hệ thống này.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng dàn ngưng, người dùng cũng cần chú ý vệ sinh thiết bị thường xuyên bằng chổi hoặc xịt nước vì hệ thống dễ bị bám bụi bẩn làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt. Ngoài ra, chúng ta cũng cần che chắn cho dàn ngưng, không lắp đặt thiết bị ở vị trí chịu nhiều bức xạ mặt trời vì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm mát của hệ thống.
Với thông tin chia sẻ trên đây, có thể thấy dàn ngưng tụ giải nhiệt gió tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm khi so sánh với tháp giải nhiệt công nghiệp. Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp cho mình.