Ở nước ta, vào mùa hè mái nhà thường hấp thụ lượng nhiệt lớn, phả hơi nóng xuống các phòng. Để hạ nhiệt cho mái tôn, giảm thời gian sử dụng điều hòa, tiết kiệm chi phí điện thì bạn cần phải áp dụng những phương pháp giải nhiệt mái nhà hữu hiệu.
Vậy có những biện pháp giải nhiệt mái nhà nào hữu hiệu? Thông tin chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ giúp quý khách tìm được đáp án phù hợp cho băn khoăn của mình.
Sơn chống nóng cho mái nhà
Trên thị trường hiện khá phổ biến loại sơn có thể làm giảm sự hấp thụ nhiệt từ mái nhà. Loại sơn này giúp giảm nhiệt độ mái từ từ 5 – 10ºC. Việc thi công sơn phủ mái nhà cũng không quá phức tạp. Các gia chủ có thể tự sơn hoặc thuê thợ. Trước khi sơn, bạn cần làm sạch bề mặt tôn, quét lên trước một lớp sơn chống gỉ là được. Bạn nên sơn thêm 2 lớp sơn chống nóng. Giá thi công sơn phủ chống nóng cho mái nhà khoảng 70.000 đồng/m2. Nếu bạn tự làm thì có thể mua sơn về với giá khoảng 700.000 đồng/thùng 5 lít (quét được 2 lớp với diện tích 20m2).
Sử dụng tấm lợp cách nhiệt
Trong nhiều phương pháp giải nhiệt mái nhà, có nhiều người lựa chọn sử dụng tấm lợp cách nhiệt. Ở các cửa hàng vật liệu xây dựng, nhiều người lựa chọn tấm lợp sinh thái dù giá thành hơi cao (280.000 đồng/tấm lợp 2m2). Loại tấm lợp này có hình thức giống với tôn truyền thống nhưng nhẹ hơn, ít bị gỉ sét, rêu mốc, có khả năng cách nhiệt và chống ồn. Còn nếu vẫn muốn sử dụng tôn thông thường thì bạn có thể dùng thêm một tấm nhựa cách nhiệt giữa tôn và lớp trần giả để làm mát hiệu quả hơn.
Sử dụng tháp giải nhiệt nước
Phương pháp này không chỉ giải nhiệt mái nhà mà còn có thể giải nhiệt cho toàn bộ không gian nhà máy, xí nghiệp, làm mát các loại máy móc. Theo đó, người ta sẽ sử dụng tháp hạ nhiệt công nghiệp, kết hợp với chiller để thiết lập một hệ thống điều hòa không khí, giúp làm mát cho cả tòa nhà lớn. Tuy nhiên, vì chi phí đầu tư thiết bị này rất cao, lên tới vài trăm triệu đồng (đối với tháp có công suất cao) nên nó chỉ phù hợp với những nhà máy, khu công nghiệp hoặc các tòa nhà có nhu cầu làm mát lớn.
Trồng cây dây leo trên mái nhà
Ngoài những phương pháp trên, bạn còn có thể lựa chọn giải pháp tự nhiên, thân thiện với môi trường nếu muốn chống nóng cho mái nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cần làm khung đan lưới cách mái tôn khoảng 20cm để tránh cành cây tiếp xúc trực tiếp với mái nhà. Nguyên nhân là vì vào mùa hè nhiệt độ mái tôn có thể lên tới 46 – 60ºC, dễ làm khô héo lá cây.
Phương pháp này khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí và thân thiện với môi trường. Bạn có thẻ làm giàn cây bằng những chậu cây nhỏ. Cây sẽ đón nắng mặt trời, quang hợp và giảm nhiệt cho mái tôn hiệu quả. Và bạn cũng có thể sắp xếp phòng khách, phòng ngủ ở những nơi trên mái làm giàn cây để nhiệt độ phòng mát mẻ hơn. Phương pháp này phù hợp với những hộ gia đình sống ở vùng quê có không gian rộng, nhiều loại cây.
Lắp đặt hệ thống phun nước làm mát mái nhà
Đây là một trong những phương pháp làm mát mái nhà khá hiệu quả. Tương tự hệ thống phun tưới tự động ở các vườn rau, các gia đình sử dụng bộ vòi phun để làm mát mái nhà trong những giờ nắng nóng cao điểm. Tuy nhiên, phương án này có hạn chế là chi phí vật liệu, lắp đặt và vận hành khá tốn kém nên nó phù hợp hơn với các quán cà phê sân vườn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể áp dụng ở những vùng quê có sẵn nước giếng, sông hồ vì sẽ không tốn chi phí nước máy.
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp giải nhiệt mái nhà phù hợp với mình. Nếu có nhu cầu đầu tư tháp giải nhiệt cooling tower cho nhà máy, xí nghiệp, bạn có thể liên hệ hotline 0912 370 282 để nghe giải đáp miễn phí.
Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chọn mua tháp giải nhiệt người dùng thông thái nên biết