Bạn đang tìm kiếm ý nghĩa PD là gì? NA PD là ai? Nếu bạn thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình, hay nghe trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội chắc hẳn bạn đã từng nghe đến từ PD. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những điều thú vị xung quanh thuật ngữ PD này, theo dõi nhé!
Tìm hiểu định nghĩa PD là gì?
Thuật ngữ PD có rất nhiều ý nghĩa khác nhau theo từng ngành nghề từng trường hợp cụ thể. Để hiểu được định nghĩa PD là gì chúng ta cùng tìm hiểu các từ viết tắt của PD và ý nghĩa cụ thể của chúng.
PD viết tắt của từ gì?
Như đã nói ở trên có rất nhiều từ viết tắt PD vì vậy trong bảng dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số từ viết tắt PD hay được sử dụng và phổ biến nhất.
Từ viết tắt | Từ được viết tắt | Nghĩa tiếng Việt |
PD | Program Directorate | Ban Giám đốc chương trình |
PD | Product Directorate | Ban Giám đốc sản phẩm |
PD | Program/Project Development | Chương trình/dự án phát triển |
PD | Project Directive/Director | Chỉ thị/giám đốc dự án |
PD | Product Data | Dữ liệu sản phẩm |
PD | Project Director | Giám đốc dự án |
PD | Profile Descent | Hồ sơ gốc |
PD | People’s Drama | Nhân dân phim truyền hình |
PD | Professional Development | Phát triển chuyên môn |
PD | Proportional Derivative | Tỉ lệ đạo hàm |
PD | Platinum (Paladi) | Tên nguyên tố hóa học |
PD | Police Department | Trụ sở cảnh sát |
Pd là gì? PD chất gì hay PD là nghề gì? trong từng trường hợp cụ thể sẽ có ý nghĩa tương ứng. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu hiểu PD là nghề gì?
PD là nghề gì?
Trong công việc PD là Project Director hay Producer là giám đốc hoặc là người chịu trách nhiệm, lập kế hoạch cho một dự án nào đó. Đặc biệt trong ngành giải trí truyền hình PD là người có trách nhiệm chỉ huy, điều hướng mọi người làm việc.
Những người làm nghề PD thường có khả năng lãnh đạo, có tinh thần và trách nhiệm dẫn dắt các nhóm đội hoạt động và làm việc tốt nhất. Hơn nữa, trong quá trình làm việc họ có thể sáng tạo, đưa ra những ý tưởng khiến người xem có thể bị thu hút, chú ý nhất.
Trong những năm gần đây có rất nhiều người đã và đang theo đuổi nghề PD này. Tại sao nghề PD hiện nay lại hot như vậy? Giải mã độ hot của nghề PD truyền hình này ngay nhé!
Bật mí vì sao nghề PD truyền hình sao lại hot?
Có thể nói PD là người quyết định mọi công việc từ nhỏ nhất đến những công việc quan trọng liên quan đến chương trình truyền hình. Ngoài việc triển khai các kế hoạch với những ý tưởng thu hút khán giả nhà đài. PD cũng tham gia tuyển chọn, lên ngân sách, chỉ đạo sản xuất, quay ngay trên phim trường.
Điều này có nghĩa các PD sẽ được trực tiếp tuyển chọn các diễn viên, người chơi, người nổi tiếng tham gia chương trình của họ. Vì vậy, các PD thường được giới nghệ sĩ rất kính trọng.
Nếu bạn thích nghề PD thì chắc hẳn không thể biết đến các PD trong gameshow giải trí của Hàn đó là Runningman. Một chương trình giải trí mang đến nhiều tiếng cười và thu hút nhiều khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Hiện nay gameshow nổi tiếng này vẫn còn rất hot và có nhiều phiên bản ở Trung Quốc, Việt Nam…
Vậy bạn có thấy hứng thú với nghề PD không? Hiện nay, PD là một công việc rất “hot” rất nhiều bạn trẻ đã theo học và ứng tuyển. Nên mức độ cạnh tranh để hoạt động trong nghề này sẽ rất khốc liệt. Hầu như tỷ lệ cạnh tranh nhân viên PD để vào các đài truyền hình nổi tiếng đều ở khoảng 1000:1. Nếu bạn có hứng thú và muốn tìm hiểu làm cách nào để trở thành một PD chuyên nghiệp. Hãy xem tiếp phần dưới nhé.
Cách để trở thành một PD là gì?
Một PD không thể thiếu đi được khả năng lãnh đạo, dẫn dắt hay khả năng sáng tạo toàn bộ chương trình. Vì vậy để trở thành một PD truyền hình bạn phải vượt qua rất nhiều vòng tuyển chọn gắt gao. Thường để phỏng vấn một PD sẽ phải vượt qua 3 vòng tuyển chọn cực gắt gao.
- Vòng 1: Vòng thu hồ sơ để bạn có thể thể hiện, giới thiệu bản thân. Để qua được vòng này bạn cần chuẩn bị hồ sơ kỹ càng để gửi về các nhà đài mà mình muốn. Thường vị trí PD không có giới hạn về độ tuổi, nơi học tập, hay chuyên ngành. Mà điểm chú ý trong vòng hồ sơ này bạn phải thể hiện được khả năng sáng tạo của mình. Thế nhưng, thực tế ta có thể thấy hầu hết các PD làm việc trong các đài lớn đều có trình độ học vấn cao, có kinh nghiệm làm việc nhiều trong các ngành giải trí.
- Vòng 2: Khi bạn vượt qua được vòng hồ sơ vào vòng 2 sẽ là phần kiểm tra viết. Trong vòng thi này sẽ có các bài kiểm tra trình độ viết văn, viết tiểu luận. Đây được cho là vòng thi khó nhằn khi muốn trở thành PD. Trong phần thi này bạn cần phải thể hiện được khả năng sắp xếp, khả năng viết hài hòa và hợp lý. Thậm chí bạn còn phải tự mình thuyết trình bài kiểm tra của mình rõ ràng, dễ hiểu.
- Vòng 3: Vòng cuối cùng để bạn bước chân đến thế giới nghề PD. Khi bạn đã vượt qua được 2 vòng trên cho thấy bạn đã có một trình độ nhất định rồi đó. Đến vòng này bạn sẽ tiếp tục vào một vòng phỏng vấn với những người thuộc tổ chuyên môn này. Đây là vòng đánh giá năng lực, phỏng vấn chuyên sâu nhiều khía cạnh khác nhau để tìm được các ứng viên thích hợp.
Nhìn chung, trải qua những vòng đánh giá năng lực này rất khắt khe. Chỉ khi bạn hoàn thành tốt tất cả các bài thi này bạn mới có thể trở thành một PD truyền hình của các nhà đài đó.
Các thuật ngữ và ngành nghề khác có liên quan
Một số thuật ngữ liên quan hay đi cùng với thuật ngữ PD trong nghề giải trí.
NA PD là gì?
NA PD là gì? NA PD là ai? Đó chính là một nhà sản xuất, đạo diễn chuyên nghiệp tên thật là Na Young-seok sinh năm 1976 tại Hàn Quốc.
PD Na thường thấy xuất hiện trên các màn ảnh qua những lần tương tác với các dàn diễn viên nổi tiếng. Đối với người Hàn Quốc Na Young-seok là cái tên rất quen thuộc trong lòng khán giả Hàn. Nhiều người gọi anh với cái tên Na PD đó là lý do vì sao biệt danh Na PD ra đời.
Na PD gia nhập đài KBS Hàn Quốc từ năm 2001 và bắt đầu sự nghiệp với vị trí đầu tiên là trợ lý giám đốc cho chương trình tạp kỹ của mạng. Nhờ sự cố gắng, nỗ lực và tài năng anh đã được thăng chức trở thành nhà sản xuất.
Đến năm 2007 Na PD đã tạo nên một bước đột phá với chương trình giải trí thực tế “1 Night 2 Days”. Chương trình với một dàn diễn viên hài, ca sĩ thần tượng nổi tiếng khi đi đến thăm các thị trấn của Hàn. Và họ sẽ phải trải qua 2 ngày một đêm ở nơi đó với các hoạt động sinh hoạt: trò chơi, thăm quan, khám phá, cắm trại…
Khi đó chương trình này đã nhanh chóng được đánh giá cao và trở thành game show thực tế mang tính giải trí cao. Tỷ suất đạt người xem cao nhất của chương trình khi đó là 40% – đây là một tỷ suất cực cao khi đó.
Đến năm 2012 đạo diễn Na đã rời khỏi đài KBS sau 12 năm làm việc tại đây. Sự ra đi của anh đã khiến chương trình 1 Night 2 Days mùa 1 kết thúc với 232 tập.
AD – trợ lý giám đốc sản xuất
AD được viết tắt là Assistant Director nghĩa là trợ lý giám đốc. Trong truyền hình AD thường là vị trí trợ lý giám đốc sản xuất, hỗ trợ dàn dựng, sản xuất các chương trình theo sự chỉ đạo của PD.
Vị trí này đòi hỏi cần có kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm tốt. AD có thể sẽ lên lịch cho diễn viên, quay phim, địa điểm, biên tập, chuẩn bị các công việc hậu cần trong quá trình quay. Đôi khi AD có thể sẽ đại diện cho các cấp trên hoạt động trong các sự kiện quan trọng không có lãnh đạo. Đây được cho là nghề bước đệm cho vị trí PD.
FD – đạo diễn quản lý sân khấu
FD được viết tắt của từ Floor Director nghĩa là người chỉ đạo, điều hành chụp ngoại cảnh hoặc studio. Về bản chất theo đúng nghĩa FD là đạo diễn quản lý sân khấu điều khiển các công việc, vận hành, các công việc lặt vặt xung quanh hậu trường.
FD Dongwan từng nổi tiếng trong chương trình Running Man của Hàn Quốc
Chẳng hạn trong một sự kiện trao giải hay một concert các FD sẽ điều khiển, vận hành sân khấu chạy đúng cách xuyên suốt chương trình. Tuy nhiên ở Hàn Quốc nhiều khi các FD sẽ kiêm thêm các việc của như một trợ lý PD.
Điều cơ bản nhất mà FD làm là vận hành trong studio hay ngoại cảnh hoạt động tốt nhất. FD sẽ theo dõi, quan sát diễn biến của studio nên cần có phải có khả năng nắm bắt bầu không khí và sự nhanh nhạy. Tuy nhiên, tất cả các công việc lặt vặt khác nhiều khi FD cũng phải đảm nhận. Chẳng hạn như trong thời điểm ghi hình ngăn người chắn máy quay, nhắc nhở mọi người tắt chuông điện thoại…
VJ là nghề gì?
VJ được viết tắt của Videographer có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch trước sản xuất, rồi tiến hành quay phim và chỉnh sửa video sau hậu kỳ. Nói chung công việc của họ sẽ đảm nhiệm những phần ghi hình trong các chương trình truyền hình.
Về địa điểm làm việc đây là một trong những vị trí không hạn chế nơi làm việc. Họ làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như studio, ngoại cảnh, những địa điểm sự kiện, phim trường,…
SD là nghề gì?
SD là từ viết tắt của Sound director là giám đốc âm thanh có nhiệm vụ giám sát các vấn đề liên quan đến âm thanh trong quá trình sản xuất. Như các âm thanh hiệu ứng, hội thoại, âm nhạc…
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy những người làm nghề SD thường hay mang theo một balo rất nặng với các thiết bị thu âm bên trong. Các SD sẽ đảm bảo sao cho thu được tiếng người tham gia không bị lẫn tạp âm.
Ngoài những vị trí nghề nghiệp trên trong một chương trình truyền hình, chương trình giải trí còn nhiều vị trí nhân sự khác để làm nên một chương trình thành công được khán giả yêu thích.
>>> Bài viết tham khảo: Top 7 app chỉnh ảnh đẹp + free hot nhất trên iphone & android
Trên đây là những giải đáp về PD là gì? PD là nghề gì? và những điều thú vị cũng như những công việc liên quan khác đối với PD truyền hình. Hy vọng với bài viết hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghề này và định hướng tốt hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.