Trong các buổi phỏng vấn các nhà tuyển dụng thường đặt câu hỏi: “tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” hay “tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” Nếu là bạn, bạn sẽ trả lời câu hỏi phỏng vấn này như thế nào? Làm sao để có câu trả lời vừa thể hiện sự thông minh và tinh tế, thuyết phục nhà tuyển dụng nhất. Dưới đây là những câu hỏi nhà tuyển dụng thường đặt ra trong các cuộc phỏng vấn và cách xử lý chúng hãy cùng theo dõi nhé.
Câu hỏi nhà tuyển dụng:“Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
Đối với câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” hay “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?” là một câu hỏi mở rộng. Do đó, câu hỏi này có thể khiến giá trị của ứng viên tăng cao hoặc có thể bị hạ thấp nếu bạn không trả lời đúng trọng tâm. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ và đưa ra lý do xứng đáng để bạn có thể tham khảo, áp dụng để trả lời một cách thông minh, khéo léo, gây ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng nhé.
Lý do nào khiến nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
Thường nhà tuyển dụng sẽ có một mục đích duy nhất là muốn nắm bắt được trình độ của bạn tới đâu, có thể phù hợp với yêu cầu công ty hay không? Bởi họ luôn muốn tìm kiếm những người có đủ năng lực và hoàn thành tốt các công việc trong vị trí mà họ muốn tuyển dụng. giao phó.
Nếu người ứng viên đó là một người không được việc (như: không làm tốt, sống đồng nghiệp, trong công việc không hòa đồng tách rời với nhóm, ..v…v), dẫn đến uy tín của người phỏng vấn sẽ bị giảm sút. Với câu hỏi này, người phỏng vấn của bạn muốn bạn thuyết phục họ đồng thời giúp người phỏng vấn dễ dàng quyết định hơn.
Nên khi đó với tư cách là ứng viên, bạn cần phải cho nhà tuyển dụng biết được mình có thể thực hiện những công việc đó như thế nào, đáp ứng mức độ công việc ra sao.
Cách trả lời khéo léo, thông minh cho câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
Để trả lời câu hỏi này bạn cần chú ý 4 điểm sau:
– Đưa ra bảng thành tích và kinh nghiệm của mình
Tùy theo lĩnh vực, nghề nghiệp bạn tham gia phỏng vấn các ứng viên nên khảo sát và chọn lựa những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra. Sau đó đưa ra kinh nghiệm liên quan đến vị trí tham gia tuyển dụng và nêu được những điểm chú trọng, tạo điểm nhấn cho bảng thành tích của mình.
Ví dụ nếu bạn tham gia phỏng vấn là nhân viên bán hàng thì trong bảng thành tích kinh nghiệm của bạn phải có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp vô cùng cần thiết. Đây là phần kỹ năng sẽ giúp bạn chứng minh qua những lập luận về thành tích của bạn ở vị trí tương đương trước đó bạn đã từng làm.
Hay đối với những bạn tham gia vị trí tuyển dụng Marketing, câu trả lời được thường được đánh giá cao sẽ là “Có kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ để nhằm tăng doanh thu bán hàng đối với tôi là quan trọng nhất” hoặc “Với kinh nghiệm trước đây tôi là nhân viên bán hàng đứng 3 tháng liên tiếp và chủ yếu dựa vào khả năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng”.
– Trình bày khả năng của bạn một cách tinh tế, khéo léo
Câu hỏi này đưa ra nhằm mục đích cho phép nhà tuyển dụng có thể so sánh năng lực và kinh nghiệm của bạn có khác gì so với các ứng viên khác hay không? Do đó, bạn cần thể hiện và trình bày các kỹ năng của mình một cách tinh tế, thể hiện khả năng của mình ở những điểm mạnh. Đối với những kinh nghiệm đã làm ở vị trí tương đương và nêu những những tố chất cần có khi ở vị trí đó bạn sẽ luôn được đánh giá cao.
– Chú ý về điểm nhấn năng lực đặc biệt bạn có được
Nếu bạn có thêm các kỹ năng, năng lực đặc biệt bạn sẽ giống như “thực đơn đặc biệt” của một nhà hàng. Khi đó bản thân của bạn sẽ nổi trội hơn so với các ứng viên khác. Do đó bạn có thể được chú ý và thể hiện được năng lực cạnh tranh của mình.
– Tự tin ứng cử mình là ứng viên “sáng giá”.
Đối với những cuộc phỏng vấn tuyển dụng, đặc biệt là trong ngành nghề có liên quan đến chuyên môn thì việc hành vi, nhân cách hay kinh nghiệm vẫn chưa thể trở thành tiêu chí để nhà tuyển dụng có thể phân loại rõ ràng các ứng viên tiềm năng. Lúc này bạn cần tự tin và tập trung nhấn mạnh thái độ, sự cam kết.
4 lỗi cần tránh khi trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?”
– Lỗi 1: Quá khiêm tốn
Trước câu hỏi phỏng vấn “Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?” bạn không cần phải tỏ ra khiêm tốn. Lúc này bạn cần phải biết cách làm mình trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Nếu bạn chưa đủ tự tin nói mình là người xuất sắc thì bạn có thể nói về những kinh nghiệm thực tế trong làm việc, thành tích… mà bạn đã đạt được ở công việc trước đây.
– Lỗi 2: Thiếu sự chuẩn bị
Bạn nên chuẩn bị cho mình những gạch đầu dòng về thế mạnh của bản thân và điều chỉnh sao cho phù hợp với vị trí mà bạn định ứng tuyển trước mỗi cuộc phỏng vấn. Thậm chí, bạn có thể luyện tập cách trình bày và chia sẻ chúng tự nhiên, thoải mái nhất.
– Lỗi 3: Đưa ra câu trả lời quá rộng
Trong câu hỏi này nhiều bạn thường lan man mà không tập chung vào điểm chính. Đừng cố gắng liệt kê những gì đã nêu trong bản mô tả, trong hồ sơ mà bạn đã đưa cho nhà tuyển dụng. Hãy nghĩ xem bạn có điều gì đặc biệt hơn những ứng viên khác và thể hiện chúng một cách tự nhiên nhất có thể nhé.
– Lỗi 4: Quy luật bất biến khi trả lời phỏng vấn
Mỗi một câu hỏi bạn chỉ nên trả lời dài 1-2 phút. Nếu bạn liệt kê tất cả những thông tin đã có trong bản hồ sơ, CV xin việc, bạn sẽ không gây được ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Lúc này bạn nên tập chung vào một vài thế mạnh nhất định của mình. Không nên cố tỏ ra là người thành thạo tất cả những kỹ năng cần có trong công việc. Hay tỏ ra mình là người có thể làm bất cứ điều gì. Bởi người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn là kẻ không trung thực vào có thể loại bạn thay vì chọn bạn là ứng viên tiềm năng.
Câu hỏi nhà tuyển dụng “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”
Đối với nhiều ứng viên đây là một câu hỏi khá đau đầu còn đối với một số ứng viên khác cho rằng câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?” có vẻ như là một câu vô nghĩa. Đôi khi còn khiến người được phỏng vấn cảm thấy khó chịu và cho rằng người phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi hơi ngu ngốc.
Tuy nhiên, có chắc rằng các ứng viên đều biết rõ lý do mà họ ứng tuyển vị trí đó không? Và làm thế nào để trả lời câu hỏi này gây ấn tượng, khéo léo cho nhà tuyển dụng.
Lý do câu hỏi “tại sao lại chọn công ty chúng tôi?” của nhà tuyển dụng
Thực tế đây là câu hỏi rất nhiều nhà tuyển dụng đã hỏi và là câu hỏi cực kỳ quan trọng vì nhiều lý do. Mục đích của câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?” chính là xem ứng viên có tìm hiểu, có thích hợp với văn hóa của công ty hay không? Đồng thời hiểu rõ được động lực ứng viên gửi hồ sơ vào ứng tuyển có khả năng đảm nhận chức vụ này nhanh, hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, họ cũng muốn biết ứng viên đã bị thu hút điều gì khi nộp hồ sơ về công ty hoặc vị trí tuyển dụng.
Cách trả lời khôn khéo câu hỏi “Tại sao lại chọn công ty chúng tôi?”
Để có thể trả lời được câu hỏi “Tại sao chọn chúng tôi?” bạn cần phải chuẩn bị và thu thập các thông tin về công ty mà bạn tham gia phỏng vấn. Nếu không tìm hiểu bạn rất khó có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng bạn muốn hay không muốn làm việc cho công ty đó. Vậy nên, để có một cuộc phỏng vấn trọn vẹn ngay khi nhận được cuộc hẹn bạn cần xác định và tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến cuộc phỏng vấn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng nên chia sẻ về mục tiêu sự nghiệp của chính mình, có liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp của công ty tuyển dụng. Nếu biết rõ tại sao công ty đó lại phù hợp với bạn thì bạn có thể bỏ qua bước này và chỉ cần chuẩn bị luyện tập câu trả lời. Còn nếu bạn vẫn đang còn mơ hồ về công ty đó thì hãy tìm hiểu thông qua một số kênh như: website công ty, mạng xã hội công ty như fanpage… qua công cụ tìm kiếm Google, mạng lưới quan hệ…
Bạn có thể tìm kiếm những điều sau về công ty như:
– Danh tiếng, uy tín trên thị trường của công ty.
– Danh tiếng của những lãnh đạo chủ chốt đang điều hành, lãnh đạo công ty.
– Những sản phẩm mà công ty đang phát triển mạnh.
– Tìm sự yêu thích văn hóa và giá trị của công ty đang có.
– Sự tăng trưởng, nổi bật của công ty từ trước đến này.
Ví dụ về một số mẫu câu trả lời “Tại sao bạn muốn làm việc cho Samsung?”
– Trả lời 1:
Công ty Samsung là một trong những doanh nghiệp khiến tôi cảm thấy tin tưởng về mọi mặt. Điều tôi tìm hiểu được về công ty đã cho tôi thấy sự đi đầu về công nghệ và muốn nắm bắt được cơ hội. Do đó, tôi cũng muốn nỗ lực để tạo nên sự khác biệt, đem đến cho chính bản thân mình sự phát triển nhất định trong sự nghiệp. Từ đó, có thể đóng góp một phần nhỏ sức lực của mình vào sự phát triển công ty.
– Trả lời 2:
Tôi luôn muốn được tiến xa hơn trong công việc mình chọn. Tôi muốn tìm kiếm cho mình những cơ hội cũng như những thách thức mới. Để tôi có thể sử dụng được hết những kỹ năng mà mình đang có góp phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng phát triển hơn.
– Trả lời 3:
Điều đầu tiên khi tôi chọn Samsung đó là tôi muốn thay đổi môi trường làm việc, tạo sự hứng thú và mới mẻ cho công việc của mình. Tiếp đó, theo tôi cảm thấy đây là vị trí ứng tuyển thật sự phù hợp với chuyên môn và khả năng của tôi. Hy vọng rằng một công ty được đánh giá tốt về mọi mặt như quý công ty sẽ tạo cho tôi cơ hội được phát triển sự nghiệp và được cống hiến hết mình.
– Trả lời 4:
Tôi đã xem một bài báo viết về CEO của công ty Samsung. Tôi rất ngưỡng mộ anh ấy, ngoài ra theo sự tìm hiểu của tôi được biết rằng trong thời gian tới công ty sẽ tập trung và có sự đổi mới công nghệ. Vậy nên, tôi muốn được làm việc cho một công ty sẽ dẫn đầu ngành trong tương lai bằng những sự sáng tạo và nhiệt huyết của mình.
Lỗi cần tránh cho câu hỏi: “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”
Những lỗi cần tránh cho câu hỏi lý do bạn ứng tuyển vào công ty mà bạn không bao giờ nên đề cập tới. Bởi những chủ đề không thích hợp sẽ khiến bạn để lại ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.
– Tiền bạc, lương bổng:
Tuy rằng trên thực tế mức lương thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhưng không có nghĩa là bạn sẽ trả lời rằng bạn muốn làm việc tại công ty vì tiền lương. Người phỏng vấn khi đó có thể sẽ đặt ngược lại câu hỏi rằng, liệu có khi nào đó có nơi khác đãi ngộ tốt hơn bạn cũng sẽ lập tức rời đi không?
– Chính trị, phân biệt vùng miền
Trong cuộc phỏng vấn những vấn đề về chính trị, phân biệt vùng miền khi được hỏi về lý do tại sao chọn chúng tôi bạn không nên đề cập đến. Vì đây là yếu tố hàng đầu có thể gây chia rẽ hay xung đột nội bộ.
– Chuyện đời sống, tình cảm cá nhân
Một số ứng viên khi tham gia phỏng vấn đã phạm phải sai lầm không đáng có khi muốn giải thích lý do vào công ty theo cách thoải mái, vui vẻ. Nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ nhà tuyển dụng bị sốc nếu bạn nói rằng: “Tôi hy vọng có thể tìm được người yêu tại công ty. Tôi muốn được làm việc tại công ty vì nghe nói công ty mình có rất nhiều trai xinh gái đẹp.”. Nếu đây là một cuộc phỏng vấn nghiêm túc bạn hãy nhớ không phải lời trêu đùa nào cũng được chấp nhận.
– Khát vọng sự nghiệp của bạn
Nói về khát vọng sự nghiệp bạn có thể khiến người tuyển dụng đặt câu hỏi về lòng trung thành của mình. Không có gì sai khi xem công việc mà bạn đang ứng tuyển là bước cho những dự định về công việc trong tương lai. Nhưng những suy nghĩ đó bạn nên chỉ giữ riêng cho mình thôi nhé.
– Câu hỏi của nhà tuyển dụng “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Đây được cho là câu trả lời khá đơn giản bởi ai cũng có lý do trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc. Nhưng trả lời như thế nào cho khéo để người tuyển dụng có thể hiểu được bạn lại không dễ dàng.
“Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” là câu hỏi đôi khi khiến người trả lời lúng túng, suy nghĩ có nên trả lời thật hay trả lời khéo hơn để qua được vòng phỏng vấn. Tránh để bị rơi vào bị động bạn cần phải có sự chuẩn bị cho câu hỏi này hoặc tạo ấn tượng tốt. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có được câu trả lời trọn vẹn và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Lý do nhà tuyển dụng hỏi câu “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Nhà tuyển dụng có lý do để họ tò mò về lý do bạn từ bỏ công việc cũ và muốn đảm nhận công việc đó ở vai trò mới là điều dễ hiểu. Bởi họ muốn rằng bạn muốn làm công việc mới vì một lý do chính đáng và sẽ không mang đến mâu thuẫn hay căng thẳng cho công ty họ.
Bên cạnh đó họ cũng muốn biết liệu bạn sẽ nghiêm túc với công việc hay chỉ đơn giản là nhảy việc và bạn có đang trong quá trình muốn thử nhiều công việc khác nhau không? Do vậy, trước mỗi buổi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị kỹ càng, chủ động tìm hiểu mọi tình huống có thể xảy ra để có thể chủ động và tự tin tham gia phỏng vấn.
Trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Để có thể trả lời cho câu hỏi này bạn nên dùng sự trung thực kèm theo một it khéo léo. Hay nói dễ hiểu hơn giống như một nhân viên bán hàng đang tiếp thị cho sản phẩm, họ sẽ chỉ nhấn mạnh vào những ưu điểm và bỏ qua một số khuyết điểm của sản phẩm. Theo đó, trong trường hợp này bạn cũng có thể nói ra tình huống bạn nghỉ việc ở công ty cũ. Tuy nhiên nếu nghỉ vì xung đột cá nhân hay do khả năng quản lý của công ty kém bạn không nên mang ra để trả lời cho câu hỏi này nhé.
Một số lý do xin nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất
Đối với lý do nghỉ việc ở công ty cũ bạn có thể tham khảo một số lý do như:
– Bạn cảm thấy khi làm việc ở công ty cũ không còn được đánh giá cao ở công việc đó.
– Muốn tìm kiếm những thử thách, cơ hội khác trong công việc, muốn một công việc với nhiều sự phát triển bản thân hơn.
– Giá trị của bạn không còn cảm thấy phù hợp và không thích hợp với định hướng của công ty cũ.
– Công ty cũ bị giải thể, ngừng hoạt động.
– Bạn cần phải nghỉ việc tại công ty cũ vì lý do gia đình.
– Thời gian làm việc của công ty cũ hiện nay không phù hợp với bạn.
– Bạn vừa chuyển đến một nơi khác để sinh sống nên vị trí công ty cũ không đảm bảo thuận lợi khi làm việc.
– Nghỉ việc bởi vì lý do sức khỏe nhưng hiện nay mọi việc đã được giải quyết.
– Bạn muốn thử sức trong một lĩnh vực trong ngành nghề khác mà mình yêu thích hơn.
Một số câu trả lời hay cho câu hỏi “Tại sao lại chọn công ty chúng tôi?”
- Công việc vừa qua là trải nghiệm tuyệt vời cho bản thân tôi, tôi đã học được nhiều thứ khi ở vị trí đó. Và hiện tại tôi không thấy mình có bất cứ cơ hội thăng tiến nào. Nhưng tôi thích được thử thách nên tôi đã nghĩ rằng đến lúc tôi nên chuyển việc.
- Trước đó, tôi cần một khoảng thời gian để học lên cao với chuyên ngành này nên tôi đã quyết định xin nghỉ việc ở công ty cũ. Hiện tại tôi đã hoàn thành xong chương trình học và cảm thấy đủ tự tin, đủ khả năng đảm nhận công việc mà công ty mình đang tuyển dụng.
- Tôi yêu thích công việc và công ty cũ nhưng khi làm ở vị trí đó tôi không hề có cơ hội sử dụng kỹ năng ngoại ngữ/design… như tôi muốn. Vì vậy, tôi nghĩ làm việc với công ty mình sẽ thích hợp hơn. Bởi trong JD công việc có yêu cầu khá cao về những kỹ năng này.
- Công ty cũ của tôi đang có kế hoạch dời văn phòng sang cơ sở mới. Nhưng nơi đó lại quá xa so với địa điểm tôi sinh sống khiến việc di chuyển đi làm hàng ngày của tôi sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định chuyển sang công việc gần nhà hơn để có thể tập trung hết mình cho công việc.
Câu trả lời sai lầm cần tránh “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”
Khi được hỏi câu hỏi này một trong những sai lầm mà các ứng viên hay mắc phải đó là nói xấu quản lý, đồng nghiệp cũ. Khi bạn chia sẻ những điều này chỉ khiến bạn trong mắt người tuyển dụng rằng bạn thành kẻ chuyên gây rắc rối. Trong khi đó, mục đích của nhà phỏng vấn không phải đưa ra câu hỏi để đi phân tích xem ai đúng ai sai. Cái họ muốn thấy là thái độ và cách nhìn nhận của chính bạn về công việc của mình. Nếu bạn nói về xung đột cá nhân trong công ty cũ thì có thể vị sếp mới sẽ tự hỏi rằng liệu không biết nếu bạn được tuyển dụng vào thì có phát sinh những vấn đề tương tự hay không.
Hay lý do bạn nghỉ ở công ty cũ là do vấn đề lương chậm, không ổn định. Điều này có thể khiến người phỏng vấn nghi ngờ về lòng trung thành của bạn. Nhiều ứng viên vì sự an toàn nên nêu lý do nghỉ việc vì “có lý do cá nhân”, đây được cho là một cách trả lời tương đối khôn ngoan. Tuy nhiên, thường thì điều này lại bị ngầm hiểu có thể do xuất phát từ các vấn đề trên nên vẫn khiến nhà tuyển dụng đánh giá không cao về bạn trong câu hỏi này.
>>> Bài viết tham khảo: Vì sao lá cây có màu xanh lục? Có liên quan tới quang hợp không?
Như vậy, với những chia sẻ của chúng tối về “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”, “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi” hay “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ”. Hy vọng bạn sẽ có thể có câu trả lời xuất sắc cho mình và tìm được công việc mong muốn.