Dị dưỡng là gì? Sinh vật dị dưỡng là gì? Khái niệm, phân loại & vai trò

Dị dưỡng là gì? Sinh vật dị dưỡng là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong việc cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Trong bài viết dưới đây thapgiainhiettashin sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các thông tin tổng quát nhất về các sinh vật dị dưỡng để bạn tham khảo.

Dị dưỡng là gì? Sinh vật dị dưỡng là gì?

Di dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các hợp chất mà sống dựa vào các sinh vật khác. Theo sinh học lớp 7, sinh vật dị dưỡng là nhóm những sinh vật không thể tổng hợp, tự tạo thức ăn từ quá trình cố định cacbon. Vì vậy chúng tiêu thụ và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ cacbon hữu cơ để sản xuất năng lượng để duy trì sự sống.

Dị dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các hợp chất

Dị dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các hợp chất

Ví dụ về dị dưỡng:

– Động vật ăn cỏ, ăn tạp hay chỉ ăn thịt: Tất cả đều là sinh vật dị dưỡng vì chúng ăn các sinh vật khác để lấy năng lượng và protein…

– Nấm và động vật nguyên sinh: sử dụng cacbon để sinh sản và tồn tại nên chúng cũng là động vật dị dưỡng.

Phân loại sinh vật dị dưỡng là gì?

Sinh vật dị dưỡng được chia thành các loại như:

– Saprobian: là tác nhân chính phân hủy, tuần hoàn các chất hữu cơ có trong đất. Chúng có nhiệm vụ hấp thụ dinh dưỡng của các sinh vật chết. Hầu hết các sinh vật dị dưỡng thuộc nhóm này đều là vi khuẩn, nấm, côn trùng, giun,…

– Detritivore: là những sinh vật hấp thụ dinh dưỡng từ sinh vật chết, phân hoặc bộ phận bất kỳ nào của nó. Tuy nhiên, loài Detritivore này lại sử dụng vòi hút nên thức ăn sẽ cần phải được gặm nhấm, cắt nhỏ ra. Trên thực tế, những loài sinh vật thuộc nhóm này gồm có sâu, bọ cánh cứng, ấu trùng, ruồi, hải sâm và ruồi…

– Sinh vật ăn thịt: đó là những sinh vật tự bắt, ăn thịt mồi hay ăn thịt những sinh vật đã chết trong tự nhiên hoặc là loài hút chất dinh dưỡng từ vật chủ sống.

Sự đa dạng của hệ sinh thái dị dưỡng trong tự nhiên

Sự đa dạng của hệ sinh thái dị dưỡng trong tự nhiên

Bên cạnh đó các sinh vật dị dưỡng cũng có thể được phân chia dựa theo chế độ ăn như:

– Động vật ăn tạp: có thể ăn hầu hết mọi thứ vì vậy chúng ít gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chất dinh dưỡng.

– Động vật ăn thịt: chỉ ăn thịt nên năng lượng hấp thu được qua các sinh vật khác và sử dụng lipid được lưu trữ trong cơ thể.

– Động vật ăn cỏ: chỉ ăn thực vật và thảm thực vật, ăn sinh vật tự dưỡng.

Vai trò của sinh vật dị dưỡng trong hệ sinh thái như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu sinh vật dị dưỡng là gì, ta có thể thấy chúng có tầm quan trọng lớn trong hệ sinh thái. Sinh vật dị dưỡng đã góp phần không nhỏ vào hệ sinh thái giúp đa dạng và phong phú hơn. Chúng là một phần của chuỗi thức ăn và hoạt động trong quá trình trao đổi chất hữu cơ và năng lượng.

Khi sinh vật dị dưỡng ăn sẽ diễn ra quá trình tiêu thụ chất hữu cơ ở tế bào. Tuy nhiên, nó cho phép biến đổi thức ăn thành những vật chất tế bào của chính nó. Ngoài việc trao đổi, hấp thụ chất hữu cơ và năng lượng từ động vật, chúng cũng là một phần trong chuỗi thức ăn của những sinh vật khác.

Những khái niệm khác liên quan đến dị dưỡng là gì?

Hóa dị dưỡng là gì?

Hóa dị dưỡng hay sinh vật hóa dị dưỡng là những sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng bằng cách oxi hóa khử các chất có trong môi trường. Các phân tử đó có thể là hợp chất vô cơ (gọi là sinh vật hóa vô cơ dưỡng) hoặc hợp chất hữu cơ (gọi là sinh vật hóa hữu cơ dưỡng).

Bên cạnh đó, sinh vật hóa dị dưỡng chúng ta chỉ có thể tìm thấy ở dưới đáy biển nơi không có ánh mặt trời chiếu xuống. Do đó, ta có thể kết luận rằng sinh vật hóa dị dưỡng là sinh vật có thể vừa tự dưỡng, vừa là sinh vật dị dưỡng.

Quang dị dưỡng là gì?

Quang dị dưỡng chính là cách thức mà các sinh vật sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng để nuôi dưỡng cơ thể. Những sinh vật quang dị dưỡng tiêu biểu đó là: tảo, các vi khuẩn quang hợp,…

Cách phân biệt dị dưỡng và tự dưỡng

Tự dưỡng là quá trình cơ thể sinh vật tự tổng hợp các chất hữu cơ, vô cơ cần thiết cho cơ thể. Còn dị dưỡng là nhóm sinh vật không tổng hợp ra các hợp chất mà sống nhờ những sinh vật khác. Để phân biệt rõ hơn dị dưỡng và hợp dưỡng ta có bảng so sánh như sau:

Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ
Tự dưỡng Ánh sáng CO2 Các vi khuẩn lưu huỳnh có màu lục và màu tía, vi khuẩn lam,…
Dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Loài nấm, vi sinh vật hoại sinh, động vật nguyên sinh, vi sinh vật lên men,…

Trên đây là toàn bộ thông tin về dị dưỡng là gì, sinh vật dị dưỡng là gì? Qua đó bạn có thể thấy sinh vật dị dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình và có thêm nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.