Hướng dẫn cách làm mềm nước cấp cho hệ thống tháp giải nhiệt

Hệ thống tháp giải nhiệt hoạt động nhờ nguồn nước cấp vào từ bên ngoài và để thiết bị có thể làm việc với hiệu quả cao nhất, các đơn vị cần phải xử lý nước hiệu quả. Trong các biện pháp xử lý nước cấp cho tháp hạ nhiệt, người dùng không thể bỏ qua phương pháp làm mềm nước cứng.

Nước cứng có thể gây ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của tháp hạ nhiệt? Có những biện pháp nào giúp làm mềm nước cứng? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.

Có thể bạn quan tâm:

👉 Một vài thông số quan trọng của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

👉 Các biện pháp cải thiện hiệu quả làm mát của tháp giải nhiệt nước

Tác hại của nước cứng là gì?

Nước cứng là nguồn nước có chứa hàm lượng ion kim loại Ca2+ và Mg2+ cao hơn so với quy định trong sinh hoạt, sản xuất. Độ cứng của nước được chia thành 2 loại là độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Trong công nghiệp, độ cứng của nước có thể gây ra khá nhiều cản trở cho các quá trình vận chuyển và làm giảm hiệu suất truyền nhiệt, tạo cặn bám, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị sử dụng. Với các thiết bị chứa nước nóng, nước cứng sẽ làm đóng cặn, gây tắc nghẽn, làm gỉ sét máy móc, giảm lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước. Còn trên lò hơi hay các hệ thống tháp giải nhiệt nước, nước cứng cũng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt, tăng chi phí sản xuất và khiến thiết bị nhanh xuống cấp, hư hỏng.

hệ thống tháp giải nhiệt

Làm mềm nước cấp cho hệ thống tháp giải nhiệt là biện pháp giúp thiết bị luôn hoạt động tốt

Các phương pháp xử lý độ cứng cho nước trong hệ thống tháp giải nhiệt

Phương pháp nhiệt: cơ sở lý thuyết của phương pháp này chính là dùng nhiệt lượng để làm bốc hơi khí cacbonic hòa tan trong nước. Khi đun sôi nước, dưới tác động của nhiệt độ, các muối bicacbonat trong nước cứng sẽ bị nhiệt phân tạo thành muối cacbonat, đồng thời giải phóng khí cacbonic (CO2). Tuy nhiên, phương pháp nhiệt chỉ khử được hết khí CO2 và làm giảm độ cứng cacbonat của nước, còn lượng muối CaCO3 hòa tan vẫn sẽ tồn tại trong nước của tháp hạ nhiệt, gây ảnh hưởng tới hiệu quả truyền nhiệt nói chung.

Phương pháp hóa chất: trong thực tế, người ta đã áp dụng hàng loạt phương pháp xử lý nước bằng hóa chất để kết hợp các ion Ca2+ và Mg2+ hòa tan trong nước để tạo thành các hợp chất không tan, dễ lắng và lọc, từ đó loại bỏ ion magie và canxi ra khỏi nước, làm giảm độ cứng của nước. Tùy vào chất lượng nguồn nước và yêu cầu làm mềm mà người dùng có thể lựa chọn những loại hóa chất khác nhau. Các loại hóa chất thường được sử dụng để làm mềm nước là vôi, soda Na2CO3, xút NaOH, hydroxit bari BA(OH)2 hay photphat natri Na3PO4. Trong một vài trường hợp xử lý nước cho hệ thống tháp giải nhiệt, người dùng có thể kết hợp làm mềm nước với khử silic, khử sắt, khử photphat,…

Phương pháp trao đổi ion: được sử dụng để xử lý nước với nhiều mục đích khác nhau, trong đó bao gồm cả việc làm mềm nước cung cấp cho hoạt động của tháp giải nhiệt Liang Chi hay tháp giải nhiệt Tashin. Nguyên tắc của phương pháp xử lý nước này là sử dụng vật liệu polime có chứa sẵn các ion trao đổi. Để lọc nước cứng, người ta sẽ sử dụng vật liệu polime có chứa sẵn các cation Na+. Khi cho nước cứng chứa Ca2+ và Mg2+ đi qua vật liệu lọc thì do đặc tính của polime liên kết với ion magie và canxi mạnh hơn so với Na+ nên ion Ca2+ và Mg2+ sẽ được giữ lại, còn ion Na+ sẽ đi vào nguồn nước.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với quý khách để làm mềm nước cấp cho hệ thống tháp giải nhiệt hiệu quả. Và để hiểu hơn về phương pháp xử lý nước này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp miễn phí, kịp thời.