Để tháp hạ nhiệt có thể phát huy tốt nhất hiệu quả làm việc của mình, người dùng không thể không xử lý nước cho thiết bị nhằm ngăn chặn cáu cặn, vi sinh vật hay nguy cơ ăn mòn. Trong nhiều phương pháp xử lý nước tháp giải nhiệt được đưa ra, giải pháp điện hóa đang được ứng dụng ngày càng phổ biến thời gian gần đây.
Phương pháp xử lý điện hóa là gì? Cơ chế xử lý nước của phương pháp này như thế nào? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp quý khách có được cái nhìn tổng quan chi tiết hơn về vấn đề này.
Tham khảo thêm:
👉 Cách loại bỏ dư lượng silic trong nước tuần hoàn tháp giải nhiệt
Lợi ích khi sử dụng phương pháp điện hóa xử lý nước tháp giải nhiệt
Phương pháp xử lý điện hóa (EST) có khả năng tiêu diệt triệt để các hiện tượng như đóng cặn, vi sinh vật phát triển, ăn mòn kim loại, tắc nghẽn hệ thống, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trong không khí. Với quá trình điện hóa, thiết bị có thể chủ động xử lý nước trong hệ thống tháp làm mát nước mà không cần phải sử dụng hóa chất độc hại. Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho hệ thống như:
– Tiết kiệm tới 60% chi phí xử lý nước.
– 100% không sử dụng hóa chất độc hại.
– Chi phí năng lượng tiết kiệm 15 – 30%.
– Giảm 60% chi phí bảo trì hệ thống.
Phương pháp điện hóa xử lý nước tháp giải nhiệt có nhiều ưu điểm vượt trội
Đồng thời, việc xử lý điện hóa cho tháp làm mát nước còn là giải pháp công nghệ xanh vì sẽ không sử dụng hóa chất, không xả chất thải độc hại vào môi trường, kiểm soát cáu cặn và ăn mòn, kéo dài tuổi thọ của hệ thống, giúp giám sát toàn bộ các thông số xử lý nước.
Quá trình điện hóa xử lý nước tháp giải nhiệt
Hệ thống xử lý điện hóa nằm ngoài hệ thống nước lạnh và tháp giải nhiệt nên sẽ không can thiệp vào kết cấu hệ thống, góp phần giảm chi phí và thời gian lắp đặt thiết bị. Khi hoạt động, buồng phản ứng của thiết bị sẽ vận hành như một cực âm và các điện cực được đặt bên trong sẽ hoạt động như một cực dương. Bể phản ứng sẽ được kết nối với tháp làm mát nước thông qua một máy bơm tuần hoàn và nước sẽ được lưu thông từ tháp hạ nhiệt vào bể phản ứng rồi đưa quay trở lại tháp. Cực dương của bể được chế tạo bằng vật liệu niken oxit bọc titan.
Nguyên lý xử lý nước của bằng phương pháp điện hóa: DC đi từ cực âm thông qua nước trong bể phản ứng đến các cực dương và tạo ra các ion OH, làm tăng độ pH gần các vách bể phản ứng. Điều này sẽ làm cặn kết tủa chìm xuống đáy bể, tạo ra một môi trường nước không ăn mòn các ion đồng và sắt, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật có hại trong tháp hạ nhiệt Tashin, tháp giải nhiệt Liang Chi. Tiếp đó, cặn tích tụ trong đáy bể phản ứng sẽ được tách ra bởi một máy bơm, còn ion OH+ gần cực dương sẽ làm giảm nồng độ pH của nước, tạo ra khả năng oxy hóa giúp khử trùng nước hiệu quả.
Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách đã hiểu rõ về phương pháp điện hóa xử lý nước tháp giải nhiệt. Và nếu có câu hỏi cần giải đáp chi tiết hơn về phương pháp này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ miễn phí, kịp thời.