Khái niệm điện trở là gì? Cách đọc điện trở

Điện trở là gì? Cách đọc giá trị các điện trở ra sao là thắc mắc không của riêng ai. Mặc dù đã được học qua nhưng nhiều người vẫn “hoang mang” khi nhắc tới đại lượng này. Chính vì vậy, mời các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải cho vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Điện trở là gì? Công thức tính điện trở

Ở chương trình vật lý lớp 9, chúng ta đã được tiếp xúc với thuật ngữ điện trở. Vậy điện trở là gì? Đây là một đại lượng vật lý, được ký hiệu là R viết tắt của từ Resistor. Đúng như tên gọi của nó, điện trở chính là đại lượng đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Nếu như một vật có tính dẫn điện tốt thì giá trị điện trở nhỏ, khả năng dẫn điện kém thì có nghĩa là điện trở lớn.

Nếu định nghĩa điện trở trong ngành điện tử thì chúng là một linh kiện điện tử gồm có 2 tiếp điểm kết nối. Thiết bị này được dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện trong mạch, chia điện áp,…

dinh-nghia-dien-tro

Ví dụ như giấy, nhựa, cao su,… là những vật không dẫn điện thì điện trở lớn khoảng 1016. Các kim loại dẫn điện tốt thì điện trở khoảng 10-8. Còn những vật liệu siêu dẫn thì điện trở bằng 0.

Theo hệ đo lường quốc tế (SI) thì đơn vị đo của điện trở là Ohm với ký hiệu là Ω. Các điện trở cũng có những giá trị khác nhau như Milliohm (m Ω), Kilohm (k Ω), Megohm (M Ω).

1 mΩ = 10-3

1k Ω = 103

1M Ω = 106

Điện trở được tính bởi công thức sau:

R = U/I

Trong đó:

  • R: là điện trở của dòng điện đo bằng Ohm (Ω)
  • U: là hiệu điện thế đo bằng vôn (V)
  • I: là cường độ dòng điện đo bằng ampe (A)

Cách đọc giá trị điện trở

Chúng ta thường thấy trên các điện trở sẽ có những màu sắc khác nhau, mỗi một màu sắc lại có những quy ước chung. Vì vậy để đọc được giá trị của điện trở chúng ta cần hiểu về quy ước chung đầu tiên.

cach-doc-dien-tro

Trong quy ước quốc tế về màu của điện trở, chúng ta có 10 màu nhất định là Đen, Nâu, Đỏ, Cam, Vàng, Lục, Lam, tím, Xám, Trắng và giá trị của các màu sắc này theo thứ tự từ 0 đến 9. Cùng với đó là một bảng màu tương tự với các nhân tử lũy thừa của 10 và các sai số tính theo %.

Điện trở thường sẽ được ký hiệu bằng 4 vòng màu và điện trở chính xác sẽ ký hiệu bằng 5 vòng màu.

Đối với điện trở thường 4 vòng màu

Theo quy ước quốc tế, chúng ta có vòng là vòng ở cuối thường có màu nhũ vàng hay nhũ bạc. Đối diện với vòng 4 chính là vòng 1, tiếp theo là vòng 2, vòng 3. Trong đó khi đọc, chúng ta sẽ bỏ qua vòng 4 vì vòng này là giá trị sai số của điện trở.

Vòng 1 và 2 là hàng chục và hàng đơn vị, vòng 3 sẽ là bội số của 10.

Từ đó ta có trị số của điện trở thường như sau:

Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10(mũ vòng 3)

Lưu ý: Màu nhũ chỉ xuất hiện ở vòng 3 và 4. Nếu như màu nhũ xuất hiện ở số 3 thì mũ của cơ số 10 sẽ mang giá trị âm.

Đối với điện trở chính xác 5 vòng màu

Chúng ta cũng tiến hành quy ước các vòng màu. Vòng có khoảng cách xa nhất so với các vòng màu còn lại là vòng số 5. Vòng đối diện với vòng số 5 chính là vòng số 1. Các vòng còn lại sẽ lần lượt là vòng 2, 3 và 4. Đối với điện trở chính xác thì vòng màu 1, 2 và 3 lần lượt là giá trị hàng trăm, chục và đơn vị. Vòng 4 sẽ là giá trị số mũ của cơ số 10. Còn vòng 5 là sai số nên chúng ta có thể bỏ qua khi đọc.

Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10(mũ vòng 4)

>>

Trên đây là một số thông tin về điện trở cũng như cách đọc giá trị điện trở. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho quý vị có thể ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày.