Tìm hiểu về vấn đề cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Khắc phục được những tình trạng còn tồn tại trong tháp hạ nhiệt chính là biện pháp tốt nhất để đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị. Và vấn đề cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt chính là một trong những hiện tượng mà người dùng cần phải tìm hiểu thật kỹ để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Có những dạng cáu cặn nào trong hệ thống làm mát nước? Cáu cặn gây ra những hệ lụy gì? Một số thông tin chia sẻ ngay sau đây hy vọng sẽ giúp quý khách có được cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về vấn đề rất đáng quan tâm này.

Có thể bạn quan tâm:

👉 Cách diệt sạch rong rêu trong hệ thống tháp giải nhiệt nước

👉 Hướng dẫn cách làm mềm nước cấp cho hệ thống tháp giải nhiệt

Cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt là gì?

Cáu cặn là một dạng cặn rắn của các chất vô cơ trên bề mặt truyền nhiệt, hình thành do các hạt kết tủa trong nước. Trong tháp hạ nhiệt, khi nước bay hơi thì nước sẽ bị mất đi, còn các chất rắn hòa tan thì sẽ trở nên cô đặc hơn. Nếu quá trình này tiếp tục mà không được ngăn chặn thì độ hòa tan của các chất rắn sẽ vượt quá mức cho phép. Tiếp đó, các chất rắn sẽ hình thành, tích tụ trong hệ thống đường ống hoặc trên bề mặt trao đổi nhiệt của tháp, dần dần tạo thành cáu cặn với hình dạng vô định và khá mềm.

cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt

Hệ thống đường ống của tháp giải nhiệt bị cáu cặn

Cáu cặn không chỉ gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước, các thiết bị mà còn làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của tháp giải nhiệt cooling tower và tăng mức tiêu thụ năng lượng. Trong hệ thống lạnh, cáu cặn sẽ khiến áp lực cao hơn, làm tăng nhu cầu năng lượng và chi phí của các doanh nghiệp hiện nay. Một ví dụ cụ thể là lớp cáu cặn cacbonat dày 1,5mm có thể làm giảm hiệu suất nhiệt của tháp hạ nhiệt là 12,5% và làm tăng lượng điện tiêu thụ hơn hẳn so với các thiết bị có cùng công suất và kích thước nhưng không có cáu cặn.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành cáu cặn

Đối với tình trạng cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt, có nhiều yếu tố tác động tới sự hình thành của chúng, đó là:

Thứ nhất, khi tăng độ kiềm thì canxi cacbonat – thành phần hình thành cáu cặn phổ biến nhất trong các hệ thống làm mát – sẽ giảm khả năng hòa tan và bị kết tụ nhiều hơn. Thứ hai, sự hình thành cáu cặn còn do ảnh hưởng của nhiệt độ. Cụ thể là cơ chế hình thành cáu cặn chính là sự kết tinh tại chỗ của các muối ít tan do ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy thấp và nhiệt độ cao. Hầu hết các muối đều hòa tan nhiều hơn khi nhiệt độ tăng, tuy nhiên với một số muối, cụ thể là canxi cacbonat thì lại ít tan hơn khi nhiệt độ tăng. Do vậy, tháp giải nhiệt công nghiệp thường bị cáu cặn nhiều hơn khi làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài. Thứ ba, nước đầu vào có tổng chất rắn hòa tan cao cũng sẽ có khả năng hình thành cáu cặn cao hơn.

Các loại cáu cặn thường gặp trong hệ thống nước làm mát

– Cáu cặn canxi cacbonat: là kết quả từ ảnh hưởng của nước nóng chứa canxi cacbonat. Loại cáu cặn này có thể được kiểm soát bằng cách điều chỉnh độ pH kết hợp với hóa chất ức chế cáu cặn.

– Cáu cặn canxi sulfat: có hình thức thường thấy là thạch cao, độ hòa tan cao gấp 100 lần canxi cacbonat ở điều kiện nhiệt độ nước bình thường. Để ngăn chặn loại cáu cặn này hình thành trong tháp giải nhiệt nước Tashin hay tháp hạ nhiệt Liang Chi, người dùng có thể xả đáy hoặc xử lý hóa học.

– Cáu cặn canxi và magie silicat: thường hình thành trong hệ thống nước làm mát và có thể ngăn chặn bằng cách hạn chế nồng độ canxi, magie trong nước nhờ xử lý hóa học hoặc xả đáy.

– Cáu cặn canxi phốt phát: hình thành do phản ứng giữa muối canxi và orthophosphate.

Trên đây là một số thông tin giúp quý khách hiểu rõ hơn về vấn đề cáu cặn trong hệ thống tháp giải nhiệt để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Mọi câu hỏi cần được tư vấn kỹ hơn về hiện tượng này, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 để nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.