Yêu cầu về nước đầu vào cho tháp giải nhiệt

Trong hệ thống tháp giải nhiệt, hiệu quả của quá trình sản xuất sẽ được duy trì chỉ khi hệ thống làm mát có thể duy trì nhiệt đọ và áp lực. Do đó, nước đầu vào trong hệ thống tháp giải nhiệt cũng cần có những yêu cầu nhất định.

Ngày nay, trong nhà máy lọc dầu, nhà máy thép, nhà máy hóa dầu, nhà máy thực phẩm, nhà máy chế biến, nhà máy điện …, tháp giải nhiệt nước là một trong những thiết bị không thể thiếu. Dưới đây là một số yêu cầu về nước đầu vào trong tháp giải nhiệt.

Nước trong tháp giải nhiệt

Nước trong tháp giải nhiệt

Vai trò của nước trong tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt giúp máy móc hoạt động trơn trụ bằng cách chuyển nhiệt từ nóng vào nước làm mát, nước làm mát nóng lên và làm lạnh trước khi nó được sử dụng lại hoặc thay thế bằng nước mới.

Sở dĩ, nước được sử dụng trong tháp giải nhiệt LiangChi vì độ an toàn, dễ dàng để xử lý và mức độ phổ biến rộng rãi và ít tốn kém. Hơn thế nữa. nước có hiệu quả truyền nhiệt tốt hơn khi đóng vai trò là trung gian truyền nhiệt  so với các loại vật liệu khác, đặc biệt là so với không khí.

Xem thêm

Các lỗi thường gặp ở tháp giải nhiệt tròn: nguyên nhân và cách khắc phục

Yêu cầu về nước cho tháp giải nhiệt

  • Các loại nước đầu vào cho tháp giải nhiệt thường được sử dụng:

Nước ngọt: có thể nước bề mặt như sông, suối, hồ,… hoặc nước ngầm. Cả hai nguồn nước này đều cần phải xử lý thô trước khi đưa vào xử lý tinh sử dụng cho hệ thống làm mát.

Nước mặn: Vì vấn đề môi trường, chi phí, và nước sẵn có, một số nhà máy đang sử dụng nước mặn như nguồn nước làm mát

  • Yêu cầu về nước trong tháp giải nhiệt:

Độ dẫn điện: Chỉ tiêu để đo khả năng dẫn điện của nước cho thấy hàm lượng khoáng chất hòa tan trong nước. Độ dẫn điện được đo bằng ms/c.Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống nước làm mát yêu cầu về độ dẫn điện khác nhau.

Độ pH: Độ pH của nước cho thấy độ axit và độ kiềm của nước với khoảng pH từ 0 – 14. Trong đó từ 0 đến dưới 7 là nồng độ axit, trên 7 là nồng độ kiềm.

Việc kiểm soát độ PH là rất quan trọng đối với nước đầu vào trong tháp giải nhiệt. Hiệu quả của nhiều chất diệt sinh vật phụ thuộc vào độ pH, do đó độ pH cao hay thấp có thể cho phép vi sinh vật tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, nếu nước trong tháp giải nhiệt có độ độ pH thuộc môi trường kiềm (bazơ) thì khả năng đóng cặn sẽ tăng, thuộc môi trường axit thì ăn mòn tăng. Do đó, doanh nghiệp nên duy trì ở mức độ trung tính.

Chỉ số bão hòa: Chỉ số bão hòa của nước hoặc chỉ số Langlier Saturation (LSI) là thước đo của sự ổn định của các nước liên quan đến sự hình thành cáu cặn. Khi LSI dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn, và khi LSI âm thì nước có xu hướng ăn mòn. Chỉ số LSI từ 0 – 1,0 được coi là ổn định.

Trên đây là một số yêu cầu về nước đầu vào cho tháp giải nhiệt. hi vọng đã giúp ích cho quý khách. Để được tư vấn chi tiết hơn về cách sử dụng, bảo dưỡng thiết bị này, quý khách có thể liên hệ hotline 09123 70282 – 0972 882 886 và nghe hỗ trợ kịp thời, miễn phí.