Trong môn sinh học, có rất nhiều khái niệm bổ ích mang tới cho chúng ta sự hiểu biết sâu rộng về các loài vật và thế giới tự nhiên. Trong đó có quần thể sinh vật. Vậy quần thể là gì? Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hôm nay các bạn hãy cùng thapgiainhiettashin tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Quần thể là gì?
Quần thể là một tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Hiểu một cách đơn giản: Mỗi một cá thể không thể tự mình sinh sống, tồn tại một cách độc lập mà cần phải sống chung cùng các cá thể khác. Khi sống cùng nhau, chúng có thể cùng nhau chống lại kẻ thù, cùng nhau kiếm ăn, sinh sản và duy trì nòi giống.
Ví dụ về quần thể: Đàn linh dương đầu bò trong rừng, đàn cá vàng trong ao. Còn: Tập hợp những con cá trong ao hay những loài cây trong rừng không phải là quần thể, vì chúng bao gồm các cá thể khác loài.
>>> Bài viết tham khảo: Truyền thuyết là gì? Những đặc trưng cơ bản của truyện truyền thuyết
Tuổi quần thể là gì?
Trong quần thể tồn tại nhiều cá thể khác nhau và mỗi cá thể này ở độ tuổi khác nhau. Tuổi quần thể là tuổi bình quân giữa các cá thể trong quần thể.
Tuổi quần thể sẽ tính theo cách: Lấy tổng số tuổi của tất cả cá thể trong quần thể chia cho số lượng cá thể.
Quần thể sinh vật hình thành như thế nào?
Quần thể sinh vật bắt đầu hình thành từ khi những cá thể cùng loài cùng tới sống tại một môi trường mới. Sau đó, trải qua sự biến đổi của môi trường, cá thể nào không thể thích nghi thì sẽ di cư tới nơi khác hoặc bị tiêu diệt. Còn lại, các cá thể sống sốt tiếp tục thích nghi với điều kiện sống.
Những cá thể còn lại này sẽ gắn bó với nhau qua mối quan hệ trong quần thể, cuối cùng tạo nên một quần thể ổn định, vững chãi.
Mối quan hệ của các cá thể sống trong quần thể
Giữa các cá thể trong quần thể tồn tại hai kiểu mối quan hệ là: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.
Mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể
Ở mối quan hệ hỗ trợ, các cá thể sẽ cùng nhau tìm kiếm thức ăn, cùng nhau chống lại k.ẻ t.h.ù hay cùng nhau sinh sản. Kiểu quan hệ này giúp cá thể trong quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và duy trì nòi giống.
Ví dụ cho quan hệ hỗ trợ trong quần thể: Một đàn trâu rừng châu Phi sống trong một xavan tụ tập lại để tránh sự t.ấ.n c.ô.n.g của sư tử. Những con trâu đực trưởng thành sẽ đứng xung quanh để bảo vệ cho cá thể trâu già yếu hoặc trâu non chưa đủ sức tự vệ.
Mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể
Ở mối quan hệ cạnh tranh, các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm thức ăn và duy trì khả năng sinh sản. Quan hệ cạnh tranh giúp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể qua việc duy trì mức độ phù hợp số lượng và sự phân bố của cá thể.
Lấy ví dụ đơn giản: Các cá thể trâu rừng đực trong một khu rừng cạnh tranh nhau trong việc tìm kiếm bạn tình. Chúng không ngần ngại đấu đá, thậm chí là quyết đấu sinh tử với nhau. Kết quả là con trâu khỏe hơn sẽ giành được chiến thắng và nguồn gen của con trâu này tiếp tục được duy trì trong quần thể.
Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Tỷ lệ giới tính trong quần thể
Tỷ lệ giới tính trong quần thể là tỷ lệ giữa cá thể đực/cá thể cái. Tỷ lệ này thay đổi dựa theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
Tỷ lệ giới tính rất quan trọng vì nó thể hiện tiềm năng sinh sản của quần thể.
Ví dụ: Tỷ lệ giới tính trong 1 quần thể vịt là 60/40. Trong khi tỷ lệ giới tính trong phần lớn các quần thể động vật là 50/50.
Thành phần nhóm tuổi
Trong một quần thể, thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi là: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Nhóm tuổi | Đặc điểm |
Nhóm tuổi trước sinh sản | Bao gồm các cá thể sinh trưởng nhanh. Nhóm này có vai trò làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể |
Nhóm tuổi sinh sản | Khả năng sinh sản của những cá thể này quyết định khả năng sinh sản của quần thể |
Nhóm tuổi sau sinh sản | Các cá thể già, không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng gì tới sự phát triển và mở rộng của quần thể |
Để thể hiện thành phần nhóm tuổi, người ta biểu thị bằng tháp tuổi. Có ba dạng tháp tuổi là:
– Dạng phát triển: Là dạng tháp tuổi mà cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản chiếm nhiều nhất.
– Dạng ổn định: Dạng tháp tuổi mà các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản có số lượng tương đồng nhau.
– Dạng giảm sút: Các cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản chiếm số lượng nhỏ.
Mật độ quần thể sinh vật
Mật độ quần thể sinh vật được tính bằng cách: Lấy số lượng cá thể chia cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
Mật độ quần thể thường thay đổi và không cố định, phụ thuộc vào: Thời gian (Theo mùa hoặc năm), chu kỳ sống của sinh vật và môi trường. Với sự ảnh hưởng của môi trường sống, mật độ quần thể tăng khi có thức ăn đầy đủ, liên tục. Ngược lại, mật độ quần thể sẽ giảm khi xảy ra t.h.i.ê.n t.a.i như: C.h.á.y rừng, đ.ộ.n.g đ.ấ.t, b.ã.o l.ũ,…
Ví dụ:
– Mật độ quần thể vẹt xám châu Phi sinh sống trong một khu rừng là 500 con/ha.
– Mật độ quần thể rong đuôi chó trong một ao nước là 3 gam/m3
>>> Bài viết tham khảo: Nhật thực là gì? Nó sảy ra khi nào? Vì sao lại có nhật thực?
Lời kết
Trên đây là các kiến thức mà thapgiainhiettashin.com.vn đưa ra để giải đáp cho câu hỏi: Quần thể là gì? Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể ra sao? Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé. Thường xuyên truy cập website để nhận thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa nha.