Danh từ là gì? Các loại danh từ có trong tiếng Việt & ví dụ

Danh từ là gì? Danh từ là một khái niệm cơ bản trong ngữ pháp tiếng Việt mà chúng ta đã được học trong chương trình phổ thông môn ngữ văn lớp 4, lớp 5 và lớp 6. Để ôn lại kiến thức và tìm hiểu kỹ hơn về danh từ, các loại danh từ và ví dụ minh họa tham khảo bài viết sau đây nhé! 

Danh từ là gì?

Danh từ là những từ được sử dụng để chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng, khái niệm…Khi ở trong câu vị trí của danh từ có thể được sử dụng làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ giúp bổ sung ý nghĩa cho câu.

danh từ là gì

Thế nào là danh từ? Danh từ nghĩa là gì?

Danh từ khi kết hợp với các từ chỉ lượng ở trước và kết hợp với các từ như: này, đó, ấy…ở vị trí sau danh từ sẽ tạo thành cụm danh từ. 

Ví dụ minh họa danh từ:

– Danh từ chỉ người: ông, bà, công an, bộ đội, học sinh…

– Danh từ chỉ vật: sách, vở, cây, ghế, bàn, cặp sách…

– Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mưa, sấm chớp, tuyết, bão…

>>> Bài viết tham khảo: Chủ ngữ là gì? Vị ngữ là gì? Vai trò của chủ ngữ, vị ngữ

Các loại danh từ có trong Tiếng Việt

Xét về mặt ý nghĩa danh từ trong tiếng Việt được chia làm 2 loại chính là danh từ chung và danh từ riêng. Trong 2 loại danh từ chính trên còn được chia nhỏ thành các loại danh từ khác nhau như danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ đơn vị… Còn xét theo cấu tạo danh từ tiếng Việt có thể phân thành 2 nhóm là danh từ đơn và danh từ ghép.

Danh từ riêng là gì?

Danh từ riêng là những từ, cụm từ được dùng để chỉ tên người, tên sự vật, tên địa điểm, tên một vấn đề nào đó được xác lập và có tính duy nhất.

Ví dụ về danh từ riêng:

– Danh từ riêng chỉ người: Huy, Bảo, Mai, Trang, Hùng…

– Danh từ riêng chỉ địa điểm: Phú Quốc, Hà Nội, Hạ Long, Bắc Ninh,…

Ngoài ra, danh từ riêng có thể là các từ thuần Việt, từ Hán Việt, tên phiên âm từ nước ngoài như: Kenny, Alex, Daniel…

Đối với danh từ riêng chỉ tên người, tên quốc gia, các lãnh thổ, địa điểm…theo quy tắc phải được viết hoa chữ cái đầu tiên để phân biệt với các từ ngữ khác trong câu. Cụ thể:

danh từ là gì

Danh từ riêng là gì? Quy tắc khi sử dụng danh từ riêng thế nào?

– Viết hoa toàn bộ những vần âm đầu tiên của danh từ riêng và không sử dụng dấu gạch ngang, gạch nối với những danh từ riêng thuần Việt và từ Hán Việt.

– Những danh từ riêng là từ mượn từ nước ngoài khi phiên âm ra tiếng Việt sẽ sử dụng dấu gạch nối giữa các tiếng với nhau.

Danh từ chung là gì?

Danh từ chung là tất cả những danh từ còn lại không được xếp vào danh từ riêng trong tiếng Việt. Danh từ chung là những từ chỉ tên gọi, mô tả sự vật, hiện tượng có tính bao quát mang nhiều nghĩa khác nhau và không xác định duy nhất nào cả. Vì vậy danh từ chung được chia nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng.

* Danh từ chung chỉ sự vật

Là những danh từ mô tả tên gọi đồ vật, sự vật cụ thể hoặc trừu tượng, bí danh…Danh từ chung chỉ sự vật được chia làm 2 loại là:

– Danh từ cụ thể: Là danh từ mô tả sự vật mà con người cảm nhận được qua các giác quan của mình như thị giác, thính giác, xúc giác….Ví dụ: tuyết, sấm, chớp, mưa, gió, cây, ghế, bàn…

– Danh từ trừu tượng: Là những danh từ không thể cảm giác bằng các giác quan của con người như danh từ cụ thể… Ví dụ: ý nghĩa, tinh thần, nỗi đau, đam mê…

– Danh từ chỉ khái niệm: Là những danh từ không mô tả trực tiếp sự vật, sự việc cụ thể mà mô tả theo ý nghĩa trừu tượng. Các khái niệm này thường sẽ không cảm nhận được bằng các giác quan mà được sinh ra, tồn tại trong ý thức con người, không thể cụ thể hóa được. Ví dụ: niềm hạnh phúc, nỗi buồn tủi,…

– Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: là những danh từ về hiện tượng do tự nhiên sinh ra. Ví dụ như: gió, mưa, bão, sóng thần…

danh từ là gì

Danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như gió, mưa, nắng…là danh từ chung

  • Danh từ chỉ hiện tượng xã hội: là những từ chỉ hành động, sự việc được hình thành do con người tạo ra. Ví dụ: hòa bình, cuộc chiến tranh, dân số, sự giàu nghèo….
  • Danh động từ: là những động từ kết hợp với danh từ để tạo thành danh từ mới gọi là danh động từ. Ví dụ: lòng yêu nước…
  • Danh tính từ: cũng như danh động từ danh tính từ là các tính từ kết hợp với danh từ chuyển thành danh từ mới. Ví dụ: tính trung thực, tính tiết kiệm…

* Danh từ chỉ đơn vị

là những danh từ để chỉ sự vật có thể xác định qua số lượng, trọng lượng. Danh từ chỉ đơn vị được chia thành nhiều loại: 

– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: hay còn được gọi là danh từ chỉ loại thường được sử dụng trong giao tiếp và để chỉ số lượng sự vật. Ví dụ: cái, miếng, con, chiếc…

– Danh từ chỉ đơn vị chính xác: là danh từ có đơn vị chính xác để xác định thể tích, trọng lượng, kích thước của vật có độ chính xác cao. Ví dụ: tấn, tạ, yến, mét, thước…

– Danh từ chỉ đơn vị thời gian: là các đơn vị gồm có giây, phút, giờ,tháng, năm, ngày, quý, thập kỷ, thế kỷ,…

– Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: đây là danh từ không được xác định chính xác về số lượng sử dụng khi tính đếm các sự vật tồn tại chủ yếu dưới dạng như: nhóm, tổ, bó, đàn….

– Danh từ dùng để chỉ tổ chức, hành chính như: thôn, xóm, xã, làng, bản, quận/ huyện, tỉnh, thành phố, phường,…

– Danh từ chỉ đơn vị giám sát: là danh từ sử dụng tính đếm các hiện tượng kỳ lạ, các sự vật, vật liệu…những danh từ này thường được các nhà khoa học quy ước hoặc do dân danh quy ước. Ví dụ: dải thiên hà…

Danh từ đơn

Là những danh từ được cấu tạo với 1 từ duy nhất có thể là từ một âm tiết hoặc đa âm tiết. 

Ví dụ danh từ đơn:

– Đơn âm tiết: cá, cơm, canh, nhà, chó, gà…

– Đa âm tiết: châu chấu, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt…

Danh từ ghép

Là danh từ có cấu tạo từ 2 hoặc nhiều từ kết hợp với nhau tạo thành danh từ mới. Trong danh từ ghép có các nhóm nhỏ:

– Danh từ ghép chính phụ: là danh từ có 1 tiếng là chính và 1 tiếng là phụ trong đó tiếng chính có ý nghĩa bao quát, còn tiếng phụ đứng sau để làm rõ nghĩa hơn. Ví dụ: máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, xe lửa…

– Danh từ ghép đẳng lập: là danh từ được kết hợp với nhau không phân biệt từ chính từ phụ, các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. Ví dụ: Trâu bò, đường xá, ruộng vườn, nhà cửa….

– Danh từ ghép láy: là danh từ có các tiếng trùng lặp giống nhau về vần hoặc phụ âm đầu, hoặc các vần láy nhau. Ví dụ: bong bóng, đom đóm, thung lũng…

Danh từ có chức năng gì?

chức năng của danh từ

Chức năng danh từ trong câu là gì?

Có thể thấy danh từ được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng về chức năng danh từ đều được sử dụng với mục đích:

– Danh từ kết hợp với từ chỉ số lượng đặt ở phía trước, và các từ chỉ định đặt phía sau và cùng một số từ ngữ khác để tạo ra cụm danh từ. Ví dụ về cụm danh từ: những đoàn tàu, 10 cái ghế,…

– Danh từ đặt vào trong câu có thể đảm nhiệm làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc làm tân ngữ để bổ trợ cho ngoại động từ.

– Danh từ biểu thị, mô tả sự vật, hiện tượng hoặc xác định vị trí của sự vật  trong khoảng không gian và thời gian.

>>> Bài viết tham khảo: Công nghiệp hoá là gì? Những tác động của công nghiệp hóa

Bài viết trên đây đã chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về danh từ là gì, các loại danh từ và chức năng của danh từ trong câu. Hy vọng với những thông tin, kiến thức mà chúng tôi tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thể làm bài tập chính xác và đạt được điểm cao trong học tập.