Nhận thức là gì? Có những loại nhận thức nào? Ví dụ về nhận thức

Trong tâm lý học, nhận thức là một khái niệm cơ bản và rất quan trọng. Liệu bạn có bao giờ thắc mắc: “Nhận thức là gì? Có những loại nhận thức nào?” hay không? Không để bạn chờ lâu, ngay bây giờ thapgiainhiettashin.com.vn sẽ đồng hành với bạn đi tìm kiếm câu trả lời nhé!

Nhận thức là gì?

Theo triết học, nhận thức là quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người dựa trên cơ sở thực tiễn. Mục đích của nhận thức là sáng tạo tri thức mới về thế giới khách quan đó.

nhận thức là gì

Nhận thức phản ánh lại thế giới khách quan

Theo tâm lý học nhận thức thì nhận thức là một quá trình xử lý thông tin của não bộ. Trong đó bao gồm hoạt động lựa chọn, sắp xếp và giải thích các kích thích đến từ môi trường. Các kích thích này có thể là ánh sáng, âm thanh, hình ảnh hoặc màu sắc,…

>>> Bài viết tham khảo: Trợ từ là gì? Trợ từ khác thán từ như thế nào? Ví dụ

Ví dụ về nhận thức

Tiền là một phương tiện rất quan trọng dùng để trao đổi, mua bán và lưu thông hàng hóa. Để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân, chúng ta cần tới tiền để trao đổi với người khác. Nhận thức được sự quan trọng đặc biệt đó của tiền, nhiều người trong chúng ta nỗ lực học hỏi, làm việc để có thể nâng cao thu nhập, kiếm nhiều tiền hơn.

nhận thức là gì

Nhận thức về kiếm tiền

Một ví dụ khác về nhận thức đó là: Người dân hiểu rõ tầm quan trọng của pháp luật, bởi đây là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Người dân cũng biết được rằng: Nếu làm trái pháp luật thì sẽ bị xử lý nghiêm minh. Do đó, họ sẽ tuân thủ pháp luật mặc dù đôi lúc không muốn làm theo như vậy. Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

nhận thức là gì

Nhận thức về pháp luật

Một người nhận thức được bản thân sẽ biết mình là ai, mình đến từ đâu, là người như thế nào, có trách nhiệm gì. Mọi hành vi của họ sẽ được điều chỉnh để phù hợp với sự nhận thức đó.

Có những loại nhận thức nào?

Nếu chia theo các cấp độ khác nhau của nhận thức, thì ta sẽ có nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nhận thức cảm tính

Giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức chính là nhận thức cảm tính. Đây là giai đoạn mà chúng ta sử dụng giác quan để nắm bắt thông tin về sự vật, hiện tượng.

nhận thức là gì

Nhận thức cảm tính – Giai đoạn đầu tiên của nhận thức

Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác, tri giác và biểu tượng. 

* Cảm giác

Cảm giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động vào giác quan của con người mà chưa có sự liên kết với nhau.

 * Tri giác

Tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn cảm giác và là sự tổng hợp của cảm giác. Chúng ta có thể nhận thức cả thuộc tính đặc trưng lẫn không đặc trưng của sự vật, hiện tượng khi sử dụng hình thức tri giác.

* Biểu tượng

Cuối cùng, biểu tượng là hình thức nhận thức trọn vẹn hơn cả cảm giác và tri giác. Nó phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình, ghi nhớ lại sự vật, ngay cả khi chúng không còn tác động trực tiếp vào các giác quan.

* Đặc điểm của nhận thức cảm tính

Qua các phân tích trên, có thể kết luận rằng nhận thức cảm tính có đặc điểm như sau:

– Là giai đoạn nhận thức trực tiếp sự vật.

– Kết quả thu được phong phú: Cả cái không bản chất, ngẫu nhiên và cả cái bản chất, tất nhiên.

– Chưa khẳng định hay xâu chuỗi sự liên quan về những cái bản chất, tất yếu bên trong của sự vật.

Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua: khái niệm, phán đoán và suy luận.

nhận thức là gì

Nhận thức lý tính

* Khái niệm

Khái niệm giúp phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng và là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm vừa có tính khách quan, lại vừa có tính chủ quan, có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động và phát triển.

Khái niệm là cơ sở để hình thành nên phán đoán và tư duy khoa học. Do đó, nó đóng vai trò rất quan trọng trong nhận thức.

* Phán đoán

Phán đoán là cấp phát triển cao hơn của khái niệm khi nó liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một luận điểm nào đó. Giống như khái niệm, phán đoán cũng là một hình thức tư duy trừu tượng.

Phán đoán được chia ra làm 3 loại là:

– Phán đoán đặc thù. Ví dụ: Nhôm là kim loại.

– Phán đoán đơn nhất. Ví dụ: Nhôm bị oxi hóa.

– Phán đoán phổ biến. Ví dụ: Tất cả kim loại đều bị oxi hóa.

* Suy luận

Suy luận là hình thức phát triển cao nhất của tư duy trừu tượng, cao hơn phán đoán và khái niệm. Suy luận liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán khác có tính chất đúc kết nhằm tìm ra tri thức mới.

* Đặc điểm của nhận thức lý tính

Từ các thông tin vừa rồi, có thể thấy, nhận thức lý tính có đặc điểm là:

  • Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, khái quát, trừu tượng đối với sự vật.
  • Phụ thuộc vào tư duy của mỗi người. Do đó, mọi người sẽ có khả năng nhận thức khác nhau.
  • Phản ánh khá chính xác bản chất hay mối liên hệ bản chất tồn tại trong sự vật, hiện tượng.

Quá trình nhận thức

Các giai đoạn của quá trình nhận thức, bao gồm: Tiếp xúc với kích thích, chú ý, tổ chức và diễn giải kích thích.

nhận thức là gì

Sơ đồ quá trình nhận thức tổng quát

Giai đoạn tiếp xúc với kích thích

Kích thích đến từ môi trường sẽ tác động lên hệ thống cảm giác của chúng ta. Rồi từ hệ thống cảm giác này sẽ truyền kích thích lên não.

các giác quan của con người

Tiếp xúc với kích thích thông qua giác quan

Hệ thống cảm giác của con người bao gồm:

– Thị giác – Nhìn: Tiếp nhận thông tin về kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng,…

– Khứu giác – Mùi: Thông tin về hương thơm được phản ánh.

– Thính giác – Âm thanh: Thông tin về giai điệu được ghi nhận

– Xúc giác – Bề mặt: Tiếp nhận thông tin về thô, nhẵn,…

– Vị giác – Khẩu vị: Tiếp nhận thông tin về mặn, nhạt…

Không phải kích thích nào cũng có thể tác động lên hệ thống cảm giác mà chúng phải nằm trong vùng ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác: Là mức độ phản ánh của sự vật đủ mạnh để con người có cảm giác hay nói cách khác, muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định.

Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi tuỳ theo lứa tuổi, trạng thái sức khoẻ, trạng thái tâm sinh lý, tính chất nghề nghiệp và mức độ rèn luyện của mỗi người.

Giai đoạn chú ý

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình nhận thức là giai đoạn chú ý. Trước khi chúng ta có thể hiểu và nhớ thông tin thì cần phải chú ý tới nó.

Chú ý là giai đoạn tiếp theo của tiếp xúc với kích thích

Chú ý là sự phân bổ năng lực nhận thức cho một đối tượng hay nhiệm vụ, nhờ đó thông tin được xử lý có ý thức. Khi có sự phân bổ năng lực nhận thức cho kích thích, trạng thái tâm lý bị kích động.

Có hai loại chú ý là chủ ý chủ động và chú ý thụ động. Trong chú ý chủ động, con người chủ động tìm kiếm những gì liên quan đến nhu cầu cá nhân và chú ý này mang tính chọn lọc, họ chỉ chú ý những tới thông tin liên quan tới chính bản thân họ.

Trong chú ý thụ động, con người chú ý vì tiếp xúc với một cái gì đó gây ngạc nhiên, mới lạ, gây sợ hãi hoặc không mong đợi. Những kích thích này gây ra sự đáp ứng tự nhiên của cá nhân làm cho cá nhân đó phải chú ý.

Giai đoạn tổ chức và diễn giải kích thích

Quá trình diễn giải là quá trình con người rút ra những kết luận như thế nào từ những kinh nghiệm ký ức và kỳ vọng tạo ra ý nghĩa cho một kích thích. Sự tiếp nhận kích thích trong những lần sau được điều chỉnh dựa trên các lần trải nghiệm trước đó.

Sự diễn giải kích thích sẽ khác nhau ở từng người, tùy thuộc vào thành kiến, kiến thức, nhu cầu và kinh nghiệm. Sau khi tổ chức và diễn giải kích thích thì nhận thức sẽ dần được hình thành.

>>> Bài viết tham khảo: Trêu hay chêu là từ viết đúng chính tả? Cách phân biệt “trêu hay chêu”

Lời kết

Trên đây là các thông tin mà thapgiainhiettashin.com.vn đưa tới cho bạn đọc, xoay quanh chủ đề: Thế nào là nhận thức? Hy vọng bài viết sẽ giải đáp được phần nào sự thắc mắc của các bạn. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!